Hiệp Hội Doanh Nghiệp Thành Phố Hà Nội - Số 445 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội - Tel: (024)3.7674454 - 2.2122725 / Fax: (024)3.7674453 / E-mail: hba@hba.vn
Tìm hiểu thị trường Ai Cập    7/24/2009 3:06:40 PM
Ai Cập là một trong 22 nước Ả Rập Hồi giáo vùng Trung Đông và Bắc Phi, cùng chung chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ là tiếng Arabic. Là nước đông dân nhất trong thế giới Ả Rập, văn hóa giao dịch thương mại của Ai Câp mang phần lớn những nét chung của người Ả Rập.


I. Tổng quan

 
1. Lịch sử

 
Năm 3100 trước CN, vua Menes thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập với thủ đô là Memphis, gần Cairo ngày nay mở ra thời kỳ văn minh kéo dài gần ba thiên niên kỷ. Năm 2600 trước CN, vương quốc Ai Cập Cổ đại nổi tiếng Vì các công trình xây dựng Kim tự tháp;

 
Năm 332 trước CN, Alexander Đại đế chiếm được Ai Cập và lập ra Đế quốc Alexandria. Diễn biến đó mở đầu cho giai đoạn xâm chiếm của người Hy Lạp, người La Mã và người Byzantines.

 
Thời kỳ cai trị của người Ả Rập bắt đầu vào năm 642 (sau CN) khi người Ả Rập từ Tây Á tiến vào Ai Cập, truyền bá đạo Hồi và tiếng Ả Rập vào đất nước này. Năm 937, các nhà cầm quyền Shiite Fatimid dời thủ đô từ Alexandria  đến thành phố mới của Cairo, Cairo nhanh chóng trở thành trung tâm của thế giới Hồi giáo.

 
Năm 1798, Napoleon Bonaparte dẫn đầu quân đội Pháp sang tấn công Ai Cập, cuộc xâm lược cuối cùng gặp thất bại, tuy nhiên nhiều vật khảo cổ quí được tìm thấy, gồm có loại đá nổi tiếng Rosetta (vẫn chưa được tìm ra cho tới năm 1799).

 
Năm 1850, Muhammad Ali lên ngôi ở Ai Cập và hướng đất nước này đi theo con đường hiện đại hóa với nhiều tham vọng. Với việc xây dựng kênh đào Suez vào năm 1869, Ai Cập trở thành một trung tâm thông thương quốc tế.

 
Năm 1952, Mohammed Najip cầm đầu cuộc binh biến lật đổ nền quân chủ Ai Cập mở ra nền Cộng hòa. Ngày 23/7/2952 được kỷ niệm là ngày Quốc khánh của Công hòa Ả Rập Ai Cập.

 
Năm 1979, Ai cập và Israel kí hiệp ước hòa bình mang tính lịch sử, chuẩn bị việc trao trả bán đảo Sinai, phần lãnh thổ châu Á, về lại cho Ai Cập.

 
2. Điều kiện Địa lí

 
Ví trí
: Ở Bắc Phi, giáp Địa Trung Hải, giữa Libya và dải Gaza, và giáp Hồng hải, về phía bắc của Sudan, và gồm luôn bán đảo Sinai thuộc về Tây Á.

 
Diện tích: Tổng diện tích 1.001.450 km2 , trong đó diện tích đất liền là 995.450 km2.

 
Biên giới: Toàn bộ 2.665 km, trong đó với Dải Gaza 11km, Israel 266km, Libya 1.115 km, Sudan 1.273 km.

 
Bờ biển: dài 2.450 km, giáp với Địa Trung Hải và Hồng Hải.

 
Khí hậu:  Sa mạc, cận nhiệt đới, mùa hè khô, nóng; mùa đông ôn hòa. Rất ít mưa.

 
Địa thế:  Bình nguyên sa mạc mênh mông bị chia cắt bởi thung lũng và châu thổ sông Nile.

 
Núi cao nhất: Núi Catherine (2.629 m).

 
Sông hồ:  Nile, con sông dài nhất thế giới có 1.545 km nằm trong địa phận Ai Cập. Đất nước Kim tự tháp còn có hồ Aswan có giá trị quan trọng về nguồn nước ngọt, thủy điện và nuôi trồng thủy sản.

 
Tài nguyên thiên nhiên: khá phong phú, quan trọng nhất là dầu mỏ và khí đốt (trữ lượng ước tính khoảng 450-500 triệu tấn dầu và 1200-1300 tỷ m3 khí). Tuy nhiên, do đã khai thác lâu năm, trữ lượng dầu lửa của Ai Cập đã nhanh chóng sụt giảm. Ngoài ra, Ai Cập có  quặng sắt, Photphat, chì, Mangan, đá vôi, thạch cao, hoạt thạch, amiăng, kẽm.

 
Đất sử dụng: (2005) 

Canh tác thời vụ: 2,92%

Canh tác lưu niên: 0,507%

Các dạng sử dụng khác: 96,58%.

Vùng đồng bằng sông Nile màu mở cho phép trồng các loại lương thực, cây công nghiệp, trái cây, đáng chú ý nhất là gạo, bông, cây sậy để làm giấy (papyrus), cam, chanh, chuối…

 
Môi trường:  

Các vấn đề hiện nay: Đất nông nghiệp mất dần do đô thị hóa và cát bay; đất ngày càng hóa mặn phía dưới đập thượng Aswan; sa mạc hóa, ô nhiễm dầu đe dọa các dãi san hô, bãi biển và môi trường biển; ô nhiễm nước ngọt do thuốc trừ sâu nông nghiệp, nước thải không sử lí và chất thải Công nghiệp, nước hiếm ở những vùng xa sông Nile; dân số tăng nhanh làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Nguy cơ thiên tai: Hạn hán theo chu kì; động đất thường xuyên, lũ quét, lở đất; bão gió nóng (khamsin) vào mùa xuân; bão cát, bão đất bụi.

 
Các điểm du lịch nổi tiếng: Thủ đô Cairo với Kim tự tháp; khu nghỉ mát Sham El Sheck cạnh Hồng Hải; khu vực thượng lưu sông Nile - nơi có các tàn tích của thành phố cổ Thebes và đồ tạo tác của người Ai Cập cổ đại; đền Luxor là một di tích vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn sau hàng ngàn năm.

 
3. Dân cư:

 
Ai Cập có tốc độ tăng dẫn số khá nhanh, đến tháng 7/2008, dân số đã đạt 81,7 triệu người. Vào năm 1798 khi Napoleon tiến quân vào Ai Cập thì dân số lúc đó mới khoảng 4 triệu người, đến năm 1947, dân số đã là 19 triệu người, sau đó ước tính, mỗi ba mươi năm, dân số lại tăng gấp đôi. Do dân số tăng nhanh, có thể coi Ai Cập là nước có tỉ lệ dân số “trẻ” khá cao. Tuổi thọ trung bình của người Ai Cập hiện đạt khoảng 70,7 tuổi.

 
Các sắc tộc: Dòng Hamitic đông phương (người Ai Cập, Bedouin, Berber) chiếm 99%; Người Hi Lạp, Nubia, Armenia, và các nhóm châu Âu khác (chủ yếu là Ý và Pháp) chiếm 1%. Về Tôn giáo: Hồi giáo (phần lớn thuộc hệ phái Sunni) là  90%, các tôn giáo khác 10 %. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh và tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi trong các tầng lớp có học; riêng tiếng Anh được phố biến trong giao dịch thương mại.

 
Người Ai Cập đã từng đoạt giải Nobel về khoa học, có người từng làm Tổng thư ký Liên hợp quốc và có cả Tỉ phú. Thế nhưng tỉ lệ mù chữ của Ai Cập vào khoảng 30%. Vì thế, có thể coi xã hội Ai Cập phân chia thành 2 nhóm rõ rệt; “ Tầng lớp ưu tú” chỉ chiếm thiểu số, trong khi phần đông dân số có thu nhập thấp, với khoảng 40% dân số sống dưới mức 2 USD/ngày; khoảng 97% dân số sống dưới mức 10 USD/ngày.

 
Mặc dù số liệu chính thức của Chính phủ chỉ nêu tỉ lệ thất nghiệp là 8,8% (tháng 2/2009), nhưng theo các nguồn tài liệu của các tổ chức tư vấn, con số thực tế cao hơn nhiều.

 
Phần lớn dân số (trên 90%) Ai Cập sống dọc theo sông Nile và vùng đồng bằng sông này. Người Ai Cập ra nước ngoài lao động và sinh sống cũng khá đông, ước tính khoảng 5 triệu người, đông nhất tại các nước vùng Vinh (như Saudi Arabia, UAE, Kuwait), Libya, Mỹ và châu Âu. Ngược lại, cũng có khoảng 2 triệu người nước ngoài sinh sống và lao động tại Ai Cập, trong đó nhiều nhất là người Sudan. Nhiều người còn sống bất hợp pháp và gây nên các vụ phạm pháp.

 
4. Pháp lý:

 
Hệ thống pháp lý của Ai cập được xây dựng trên cơ sở kết hợp Luật Hồi giáo (tức luật Shariah) và Luật Napoleon, khi nó được du nhập lần đầu tiên từ cuộc xâm lược của Napoleon, sau đó cũng như các thẩm phán Ai Cập đã được học tập và đào tạo tại Pháp.

 
Hệ thống luật dân sự dân sự Ai Cập cấu thành từ các ngành luật đã được xây dựng. Hiến pháp Ai Cập được coi là Luật tối cao. Luật Dân sự Ai Cập  (Luật “ECC”) năm 1948 chịu ảnh hưởng rất nhiều nhất của Luật Dân sự Pháp, ít hơn là Luật của Anh và các nước châu Âu khác cũng như Luật Sharia.

 
Làm luật là chức năng chủ yếu của Quốc hội, trong đó Tổng thống hoặc bất cứ thành viên nào của Quốc hội có quyền đệ trình dự thảo Luật, dự thảo sẽ được chuyển đến các ủy ban xem xét và cho ý kiến trong các bản phúc trình. Khi bỏ phiếu thôg qua Luật, phải có sự tham dự của đa số đại biểu, thông qua bằng cách bỏ phiếu cho từng điều khoản. Tùy theo việc bỏ phiếu có đa số hay không mà quyết định việc thông qua Luật.

 
Thời gian gần đây, Ai Cập đã ban hành một loạt Luật nhằm phù hợp các điều kiện hiện đại và đáp ứng các yêu cầu của Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm Luật Đầu tư, Luật chống rửa tiền, Luật quyền sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật chữ ký điện tử, Luật ngân hàng, Luật thuế…

 
Quốc hội, cụ thể là Hạ nghị viện là cơ quan có quyền lực cao nhất, nơi phế chuẩn Tổng dự toán ngân sách nhà nước. Hiến pháp cũng quy định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (thường là mỗi 5 năm), cũng phải được thông qua bởi quốc hội.

 
Dự thảo ngân sách là một chuyện hệ trọng, nó phải được đệ trình trước Quốc hội ít nhất 2 tháng trước ngày mở đầu năm tài chính (tức ngày 1/7 hàng năm tại Ai Cập). Quy trình thông qua ngân sách được tiến hành theo từng khoản mục. Sự tán thành của Quốc hội đối với ngân sách là bắt buộc trước khi ngân khố chi tiền.

 
5. Tổ chức chính quyền:

 
Hiến pháp Ai Cập đưa ra nguyên tắc phân chia quyền lực với bộ ba là hành pháp, lập pháp và tư pháp.

 
Hệ thống Tòa án tại Ai Cập có thể tạm chia làm các bậc gồm: Tòa án tối cao, tòa phúc thẩm và tòa sơ thẩm. Tòa án tối cao Ai Cập được thiết lập vào năm 1931, đặt tại trung tâm thủ đô Cairo. Bên cạnh đó, đến năm 1969, Ai Cập có thêm tòa án Hiến pháp, đặt tại Maadi, một vùng ngoại ô của Cairo, để xủ lý các tranh tụng liên quan đến hiến pháp.

 
Có tất cả 7 tòa phúc thẩm đặt tại 7 thành phố lớn là Cairo, Alexandria, Tanta, Ismaileya, Suez, Mansoura và Kena. Các tòa sơ thẩm còn gọi là tòa án địa phương, có mặt tại tất cả 28 tỉnh của Ai Cập, là nơi xử lý các vấn đề cá nhân (như ly dị, thừa kế…), việc khẩn cấp (lệnh tòa…), tranh chấp thương mại…

 
Ai Cập có hai cơ quan lập pháp là Thương viện (gọi là Shoura) và hạ viện (gọi là Shaab). Trong tiếng Ả Rập, “shoura” nghĩa là “cố vấn”, do đó có thể coi Thượng viện là một hội đồng cố vấn. Thương viện có 262 thành viên, trong đó 174 ghế do các đảng phái bầu ra và 88 ghế do Tổng thống chỉ định.

 
Hạ viện (tức Quốc hội) có quyền lực rộng lớn hơn, gồm 454 thành viên trong đó, Tổng thống cũng được chỉ định 10 người, 444 ghế do bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm. Theo kết quả bầu cử tháng 11/2005, Đảng Dân chủ quốc gia (NDP) chiếm 353 ghế.  Hiện tại, Ai Cập có 24 Đảng phái, ngoài Đảng NDP cầm quyền, các đảng quan trọng khác là đảng Waid mới, đảng Thống nhất Tiến bộ Dân tộc, đảng Dân chủ Ả Rập Nasser, đảng Tự do, đảng Ngày mai.

 
Trong nội các hiện hành, được công bố vào 31/12/2005 do Thủ tướng Tiến sĩ Ahmed Nazif đứng đầu, cơ cấu Chính phủ Ai Cập gồm 27 bộ. Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương, Trưởng cơ quan tình báo, Trưởng cơ quan kênh đào Suez, Đại sứ Ai Cập tại Liên hợp quốc và bốn Quốc vụ khanh cũng có hàm Bộ trưởng và là thành viên Nội các. Như vậy, Nội các hiện nay của Chính phủ Ai Cập, kể cả Thủ tướng (không có Phó Thủ tướng), gồm 36 thành viên. Các quan chức đứng đầu một số ngành trực thuộc Chính phủ, được coi là ít quan trọng hơn, không phải là thành viên Nội các (out cabinet).

 

Tổng thống đương nhiệm, ông Hosni Mubarak, sinh năm 1928, là tổng thống lâu năm nhất của Ai cập. Ông lên cầm quyền từ năm 1981, sau cuộc ám sát cố Tổng thống Anwar El Sadat, khi ông là Phó Tổng thống. Tháng 7/2005, ông trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ năm với thời gian nhiệm kỳ là 6 năm.

 

 II. Đặc điểm thị trường Ai Cập

 1. Quy mô và tốc độ:

 
Tương xứng với diện tích lãnh thổ và dân số, nền kinh tế Ai Cập có quy mô lớn tại châu Phi cũng như trong thế giới Hồi giáo. Số liệu ban đầu về GDP tính theo sức mua (PPP) năm 2008, đạt 452,5 tỉ USD; còn GDP tính theo tỉ giá chính thức, đạt 158,3 tỉ USD. Như vậy, về quy mô, kinh tế Ai Cập chỉ đứng sau Nam Phi tại châu Phi và cũng xếp thứ hai trong 22 nước Ả Rập Hồi giáo, sau Saudi Arabia. Thu nhập bình quân đầu người (tính theo GDP PPP) đạt 5 500 USD, vào loại cao tại châu Phi. (Số liệu của CIA).

 
Cũng theo số liệu của CIA, tỉ lệ lạm phát năm 2008 của Ai Cập khá cao là 18%, trong khi thất nghiệp ở mức 8,7%.

 
Ai Cập đang ở trong quá trình cải cách kinh tế, được bắt đầu khi Tiến sĩ Ahmed Zazif lên làm Thủ tướng và cải tổ Nội các vào năm 2004. Từ năm 2005 đến năm 2008, kinh tế Ai Cập phát triển với tốc độ khá nhanh, GDP tăng khoảng 7% mỗi năm.

 
Công cuộc cải cách kinh tế thể hiện chủ yếu ở chỗ đẩy mạnh tư nhân hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tự do hóa thương mại và tăng cường xuất khẩu. Cho đến trước khi có khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2008, cải kinh kinh tế đã thu được những thành tựu đáng mừng, rõ rệt nhất là tốc độ phát triển kinh tế đã tăng nhanh hơn trước, nền kinh tế được đa dạng hóa. Đến nay, Ai Cập được đánh giá là nền kinh tế đa dạng nhất trong các nước châu Phi cũng như các nước Ả Rập.

 
Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, dự báo kinh tế Ai Cập tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong năm 2009 và các năm tiếp theo. Chính phủ Ai Cập đề ra mục tiêu tăng GDP trong năm 2009 là 5%, tuy nhiên theo đánh giá mới nhất thì tốc độ này có thể chỉ còn 4%.

 
2. Sự đa dạng trong kinh tế Ai Cập

 
Nền kinh tế Ai Cập, nếu phân chia theo nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì có tỉ lệ tương ứng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 13,4%; 37,6%; 48,9%.

 
Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP của Ai Cập đã giảm mạnh từ khoảng 20% vào thập kỷ 80 xuống còn 13,4% vào năm 2008 như trên. Chính phủ Ai Cập khuyến khích các chương trình khai hoang và phát triển thủy lợi. Bộ Nông nghiệp Ai Cập đưa ra chương trình chuyển hóa 1,3 triệu hectares đất sa mạc thành đất trồng trọt vào năm 2020, với mục tiêu sản xuất 254 triệu tấn trái cây và rau. Tuy nhiên do dân số tăng nhanh và nguồn nước sông Nile không còn dồi dào như trước nên một số diện tích trồng lúa mì, lúa nước và nhất là diện tích trồng bông đã bị cắt giảm, dẫn đến việc Ai Cập ngày càng phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm với khối lượng lớn hơn.

 
Dầu lửa từng giữ vài trò then chốt trong nền kinh tế Ai Cập không còn chiếm tỉ trọng cao trong công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Ai Cập. Do khai khác lâu năm, trữ lượng dầu lửa của Ai Cập sụt giảm, chỉ còn 3,7 triệu thùng. Với việc tăng cường đầu tư và đưa kỹ nghệ mới vào khai thác, sản lượng sản xuất dầu thô của Ai Cập đã hồi phục phần nào, đạt khoảng 700.000 thùng/ngày, tuy nhiên để cung cấp đầu vào cho 8 nhà máy lọc dầu thì mức nhập khẩu và xuất khẩu dầu thô của Ai Cập đã trở nên ngàng bằng. Riêng dầu khí là lĩnh vực mới phát triển mạnh trong mấy năm qua, mức xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) đã đạt khoảng 16 tỉ m3 hàng năm, đứng thứ 6 thế giới.

 
Sản xuất công nghiệp của Ai Cập (không tính khai thác dầu khí) tăng trưởng 7,7% trong năm 2008, tập chung vào các ngành chính và ưu tiên phát triển như hóa dầu, cơ khí luyện kim, lắp ráp xe hơi, xi măng, năng lượng tái tạo, dệt may và dược phẩm.

 

Hóa dầu là một trong các thế mạnh của công nghiệp Ai Cập, trị giá trên 7 tỉ USD, chiếm 12% tổng trị giá công nghiệp, chiếm 24% kim ngạch xuất khẩu. Nước bạn sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu, hóa chất như ethylene, polymers, carbon và phân bón.

 

Chiến gần một nửa trong nền kinh tế là khu vực dịch vụ, một tỉ lệ rất cao trong kinh tế các nước đang phát triển. Ai Cập được các di tích lịch sử ưu đãi trong việc phát triển du lịch với du khách lên đến 13 triệu lượt khách vào năm 2008. Kênh đào Suez cũng là một lợi thế thiên nhiên với phần thu lệ phí lên tới trên 7 tỉ USD trong năm 2008.

 

Các lĩnh vực dịch vụ khác được khuyến khích và cũng phát triển rất nhanh là thông tin-truyền thông, dịch vụ tài chính, giáo dục, bảo hiểm y tế, logistic-vận tải và bán lẻ.

 

3. Ngoại thương và FDI

 

Trong giai đoạn cải cách kinh tế từ năm 2004 đến nay, chính phủ Ai Cập thi hành nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cũng như tăng cường xuất khẩu.

 

Cải cách thể chế thể hiện như sau:

 

- Thủ tục nhanh hơn cho các nhà đầu tư

- Chấp nhận các công ty 100% vốn nước ngoài

- Chấp nhận chuyển lợi nhuận và cổ tức về nước

- Chống rửa tiền và bảo hộ người tiêu dùng

- Thiết lập hệ thống tòa án thương mại để giải quyết tranh chấp

- Giảm thời gian sắp nhập công ty xuống còn 72 giờ.

- Giảm vốn pháp định xuống 200 EGP (gần 40 USD)

 

Trước đây, hầu hết Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ai Cập là trong lĩnh vực dầu lửa thì nay FDI của dầu lửa chỉ còn chiếm khoảng 30%. Đặc biệt FDI đã gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2004-2008, khoảng trên 10 tỉ USD mỗi năm.

 

Thị trường chứng khoán Ai Cập đã được mở gần như sớm nhất trong khu vực châu Phi và Trung Đông (MENA). Đến này, chứng khoán Ai Cập, với chỉ số Nilex, đã chiếm xấp xỉ 80% GDP nền kinh tế Ai Cập, là một kênh quan trọng thu hút nguồn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

 

Những năm gần đây, Chính phủ Ai Cập đã nỗ lực cải cách thuế, mức thuế công ty đã giảm từ 42% xuống còn 20%, thuế cá nhân cũng giảm từ 32% xuống 20%. Các loại thuế hải quan (tức thuế nhập khẩu) cũng giảm mạnh từ mức trung bình 14% xuống còn 6,9%.

 

Khu vực có Đầu tư nước ngoài, nhất là FDI, là khu vực chủ yếu mang lại tăng trưởng cho ngoại thương Ai Cập những năm gần đây.

 

 Xuất khẩu của Ai Cập năm 2008 đạt 33,36 tỉ USD, tăng gần 30% so với năm trước, gấp bốn lần so với năm 2004. Các sản phẩn xuất khẩu chủ yếu là dầu khí và sản phẩm, bong, dệt may, hóa chất, kim loại. Bạn hàng nhập khẩu nhiều nhất có thể kể đến Hoa Kỳ 9,7%, Ý 9,5%, Tây Ban Nha 7,6%, Syria 5,5%, Saudi Arabia 4,9% và Anh 4,2%.

 

Về nhập khẩu, kim ngạch đạt 56,43 tỉ USD với các mặt hàng chủ yếu gồm máy móc thiết bị, nông sản thực phẩm, hóa chất, sản phẩm gỗ. Nước xuất khẩu vào Ai Cập nhiều nhất gồm Hoa Kỳ 11,7%, Trung Quốc 9,7%, Ý 6,4%, Đức 6,3%, Saudi Arabia 4,7%, Nga 4,3%.

 

Như vậy, Ai Cập bị nhập siêu 23,07 tỉ USD trong năm 2008, chiếm tới 26% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên điều nay chưa đáng lo ngại vì các nguồn tài khoản vãng lai cũng như tài khoản vốn của Ai Cập khá dồi dào, đó là các khoản lệ phí kênh đào Suez, du lịch, kiều hối, ODA, FDI và FII (đầu tư gián tiếp).

 

 

4. Các khu công nghiệp và khu tự do kinh tế

 

Nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và khuyến khích xuất khẩu, chính phủ Ai Cập đthành lập một số khu công nghiệp và khu tự do kinh tế.

 

Các khu tự do kinh tế vẫn thuộc lãnh thổ Ai Cập nhưng được coi như một vùng ngoại quan. Các khu vực này được khuyến khích và đảm bảo như sau:

 

-          Miễn các loại thuế công ty và thuế nhập khẩu

-          Miễn các thủ tục xuất nhập khẩu

-          Có thể đưa hàng hóa tiêu thụ nội địa nếu nộp thuế

-          Không giới hạn số nhân công

-          Các loại máy móc thiết bị, xe cộ (ngoại trừ ô tô mui kín) cũng được miễn các loại thuế

-          Các loại giấy phép cấp bới Tập đoàn Đầu tư nhà nước (GAFI)

 

Hiện nay Ai Cập có 9 vùng kinh tế tự do, đồng thời chuẩn bị mở thêm 2 khu nũa. Giá thuê đất trong các khu tư do vào khoảng 3,5 USD/m2 cho các dự án công nghiệp; 7 USD/m2 cho các dự án kho bãi và dịch vụ. Riêng ba khu tư do Ismailia, Damietta và Shenbein El Kom có mức giá thấp bằng 50% giá vừa kể.

 

Về mức phí phải nộp, đối với sản xuất là lắp ráp là 1% tổng trị giá hàng hóa, sau khi đã từ nguyên vật liệu; 1% đối với trị giá hàng hóa trong kho bãi của khu tự do; cũng 1% đói với thu nhập hàng năm của các dự án dịch vụ.

 

Ai Cập cũng có 47 khu công nghiệp, trong đó có 15 khu định cư mới.

 

Theo Nghị định thư QIZ ký năm 2004, hàng hóa trong các khu công nghiệp sẽ được miễn thuế khi xuất khẩu sang Mỹ  nếu đạt ít nhất 35% trị giá sản xuất tại Ai Cập và 10,5% tại Israel. Đến nay đã có 705 công ty đạt tiêu chuẩn này, nằm trong 19 khu công nghiệp, thuộc các vùng ngoại ô Cairo, đồng bằng Trung bộ, Alexxandria và khu vực kênh Suez.

 

5. Tư do hóa Thương mại:

 

Ai Cập là nước tích cực trong quan hệ hợp tác với các nước, trong đó cũng chú trọng cả vấn đề hội nhập kinh tế. Ai Cập đã tham gia vào các hình thức khác nhau trong hội nhập kinh tế, bao gồm tham gia Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (custom union), Thị trường chung (common market), Liên minh kinh tế (economic union) và Liên minh kinh tế toàn diện (comprehensive union).

Trước khi Ai Cập gia nhập WTO vào 30/6/1995, Ai Cập đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại với các nước, trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp hai quốc gia đều là thành viên của WTO thì có thể hiểu hai nước đó đã có thỏa thuận về Hiệp định thương mại thông thường. Các nước thành viên WTO có thể hướng đến các cam kết sâu rộng hơn qua các Hiệp định thương mại tự do, song phương hoặc theo nhóm nước (đa phương), bao gồm các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ.

 

Về quan hệ song phương, Ai Cập đã ký kết FTA với các nước như

Tuynidi, Marốc, Gioócđani, I rắc, Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Cùng với việc là thành viên của WTO, Ai Cập tích cực tham gia vào các khối kinh tế khu vực.

 

Ai Cập là thành viên của khối COMESA:

 

Đây là khối kinh tế hiện nay có 20 nước Đông và Nam Phi, được ký kết vào năm 1981, có hiệu lực vào 30/9/1982, trong khi Ai Cập mới chỉ gia nhập COMESA vào năm 1999. Một số nước từng là thành viên của COMESA đã xin rút lui là Angola, Lesotho, Mozambique, TanzaniaNamibia. Trụ sở của COMESA được đặt tại tại Lusaka, Zambia.

 

Nội dung của Hiệp định thương mại tự do hướng tới việc giảm thuế cho các sản phẩm của các nước thành viên, với tỉ lệ nội địa hóa tối thiểu là 45%.

 

 

 Hiệp định thương mại tự do GAFTA:

 

Từ ngày 1/1/2005, Khu vực tự do thương mại các nước Ả Rập (Greater Arab Free Trade Ảea, tức GAFTA) bắt đầu có hiệu lực, theo một Hiệp định ký kết năm 1997 tại Mamman (Jordan) với sự ký kết của 17/22 nước Ả Rập. Sau khi có thêm 1 nước tham gia, GAGTA bao gồm 18 nước gồm Egypt, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Morocco, Oman, Palestine, Bahrain, Qatar, Saudi Arabia, Sudan, Syria, Syria, Tunisia, United Arab Emirates và Yemen.

 

Lộ trình cắt giảm thuế xuống còn 0% đối với các mặt hàng nông nghiệp và gia súc gia cầm (từ chương 1 tới 24 của bảng HS), Hàng công nghiệp (từ chương 25 tới 96). Tuy nhiên có 3 nước hiện tại chưa tiến hành cắt giảm thuế 1 cách đầy đủ và phải gia hạn đến 2010 là Yemen, Xu đăng và Palestine.

 

Các nước tham gia GAFTA kể trên hện chiếm 96% kim ngạch buôn bán rong khối. Còn 4 nước Arab, là những nước nhỏ, kinh tế còn khó khăn và chưa có điều kiện tham gia GAFTA là Somali, Mauritani, Djibouti và quần đảo Cô mo.

 

 

III. Văn hóa giao dịch thương mại:

 

Ai Cập là một trong 22 nước Ả Rập Hồi giáo vùng Trung Đông và  Bắc Phi, cùng chung chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ là tiếng Arabic. Là nước đông dân nhất trong thế giới Ả Rập, văn hóa giao dịch thương mại của Ai Câp mang phần lớn những nét chung của người Ả Rập. Nghề buôn bán của người Ả Rập có từ lâu đời, mang tính cha truyền con nối qua nhiều thế hệ trong các gia đình. Văn hóa giao dịch thương mại của người Ai Cập có sự tương phản giữa tính truyền thống và tính hiện đại cũng như sự kết hợp của hai yếu tố này.

 

Thời gian làm việc

Khác với người Thiên chúa giáo đi lễ nhà thờ vào chủ nhật, người Hồi giáo đi nhà thờ vào thứ sáu, do vậy thứ sáu là một ngày nghỉ cuối tuần của các nước Hồi giáo. Luật pháp Ai Cập quy định ngày thứ sáu và thứ bẩy là hai ngày nghỉ cuối tuần.  

Trong mỗi ngày, cơ quan chính phủ làm việc vào 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều; trong khi các công ty thường làm việc 10 giờ sáng đến 5-6 giờ chiều. Các ngân hàng thường mở cửa theo giờ làm việc của chính phủ, tuy nhiên một số ngân hàng mở 6 ngày/tuần (trừ thứ sáu). Các cửa tiệm, siêu thị, quán ăn mở muộn đến 11-12 giờ tối. Do vậy, có thể thấy cuộc sống người Ai Cập được dồn về buổi tối ở xứ sở này.

Mỗi năm, có 1 tháng gọi là Ranmadan. Trong tháng Ranmadan, từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, những người Hồi giáo, về nguyên tắc, không được ăn, uống, hút thuốc lá và sinh hoạt tình dục.

Người A Rập thường bị mang tiếng là “ giờ cao su” nên khi có cuộc hẹn với họ thì cần phải sẵn sàng tính đến việc chậm trễ hoặc trì hoãn thời gian làm việc. Ở đây, kiên trì là một đức tính tốt và cũng là một điều càng cần thiết khi làm việc với người Ả Rập.

Tuy vậy, đối với các cuộc gặp gỡ cấp cao hoặc với các cơ quan chính phủ thì thời gian hẹn hò được tôn trọng.

 

Trang phục

Ai Cập có một bộ phần theo Thiên chúa giáo nhưng đa số theo Hồi giáo dòng Sunni. Thông thường, người Ả Rập Hồi giáo trang phục theo có bộ đồ tôn giáo, nam giới thường là bộ màu trắng còn phụ nữ là bộ màu đen. Đối với các dòng Hồi giáo khác nhau thì trang phục này biến đổi đôi chút. Tại Saudi Arbia là nơi ăn mặc khá khắt khe, phụ nữ còn bị yêu cầu choàng khăn tại các nơi công  cộng, nhưng tại Ai Cập thì tỉ lệ phụ nữ choàng khăn như vậy còn lại rất ít.

Các thương nhân và công chức chính phủ Ai Cập thường ăn mặc theo Âu phục, cả nam giới cũng như phụ nữ. Tùy theo tính chất của buổi gặp gỡ mà họ mặc trang trọng (formal) hay có thể ăn vận bình thường (casual). Vào các buổi gặp đối tác mới hay trong các địa điểm trang trọng, nam giới mặc bộ comple, có cravat; còn nữ giới mặc áo vest.

Một điều đáng lưu ý, nếu quí vị không phải là người Hồi giáo thì không nên ăn mặc theo lối truyền thống như người Hồi giáo bản xứ vì làm như vậy là phạm vào điều cấm kị.

 

Truyền thống giao tiếp

Theo truyền thống, người A rập Hồi giáo không bắt tay phụ nữ, khi ngồi không vắt chân vào nhau và đưa các đồ vật bằng tay phải.

Khi gặp gỡ, họ thường hỏi thăm, trò chuyện về sức khoẻ, sinh hoạt trước khi đi vào nội dung mục đích công việc. Người Ai Cập khá thân thiện, hiếu khách và thích nói những điều để hài lòng khách. Khi mời nước, khách thường được hỏi dùng loại chè hoặc cà phê nào và được phục vụ theo đúng khẩu vị.

Các đối tác kinh doanh ở hầu hết các nước đều muốn được chào hỏi, được gọi bằng chức danh hay học hàm của mình, người Ai Cập cũng không phải ngoại lệ. Để tỏ ra lịch thiệp, quí vị nên xưng hô bằng tên, chức danh hay học hàm của họ, không nên nói trống không.

Việc giao tiếp thương mại ngày nay càng có xu hướng ít trang trọng đi, chẳng hạn doanh nhân Ai Cập có thể tiếp khách ngay tại phòng làm việc của mình. Khi tiếp khách, chủ nhà vẫn tiếp tục làm các công việc riêng của họ hoặc tiếp người khách khác làm người quí vị phải chờ đợi.

 

Ngôn ngữ

Phần lớn các thương nhân Ai Cập sử dụng được tiếng Anh, nhưng khi trò chuyện họ vẫn “đệm” tiếng Arabic vào. Câu cửa miệng hay đệm là “Inshala’s”, nghĩa là “nếu thánh Ala muốn vậy”.

Khi giao tiếp với khách Ai Cập, cần chú ý cách phát âm tên của họ vì tên Ả Rập tương đối khó phát âm cho đúng. Quả là thiếu lịch sựvà thiếu tính chuyên nghiệp nếu ta không nhớ tên hoặc không thể phát âm được tên của đối tác làm ăn.

Họ rất thích thú nếu ta có thể chào hỏi bằng ngôn ngữ Arabic của họ. Danh thiếp và catalogue trong vùng thường được in bằng cả hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Arabic. Hàng hoá bán vào thị trường Ai Cập nên có nhãn in bằng tiếng Arabic đồng thời với tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

 

Sự trả giá

Người A rập Hồi giáo có thói quen trả giá một cách dai dẳng khi giao dịch thương mại. Khi nói giá với họ thì đầu tiên là họ chê đắt, sau đó trả giá rất rẻ cò kè một cách kiên nhẫn. Họ còn có một đặc tính nữa là nói rất nhiều, có khi “bắn liên thanh” cả tiếng đồng hồ không nghỉ để thuyết phục quí vị. Nếu người bán hàng không chịu đựng được, chấp nhận bớt giá tức là họ đã thành công. Hình như sự mặc cả làm cho người mua loại bỏ được mối hoài nghi là họ bị mua giá cao.

Ai Cập là một thị trường lớn, tuy nhiên mức sống của dân chúng còn thấp, không chịu được các hàng hóa có giá cao. Chính vì vậy, vấn đề giá cả lại càng trở nên cạnh tranh gay gắt.

 

Thư tín giao dịch thương mại

Thư tín giao dịch thương mại, dù bằng fax hay email, có xu hướng ít trang trọng hơn. Điều này thể hiện ở nhiều bức thư dường như viết khá cẩu thả, còn có lỗi chính tả tiếng Anh. Thông thường thư bây giờ viết ngắn, dễ hiểu, nói rõ mình cần gì ở đối tác.

Đáng chú ý, thư giao dịch phải có tiêu đề (letter head) gồm tên công ty, logo, địa chỉ, số điện thoại, fax, email. Điều này tạo điều kiện cho người nhận thư có các chi tiết để liên lạc khi cần thiết và nhớ đến tên công ty. Thư tín có thể đóng dấu hoặc không nhưng cần có tên người kí thư.

Một số doanh nghiệp Việt Nam phàn nàn rằng các thương nhân Ai Cập không trả lời email hoặc trả lời rất chậm. Điều này có thể giải thích rằng, một số công ty tại Ai Cập không dùng hoặc ít dùng email (thay vì, họ dùng fax). Đồng thời, sau khi gửi email, quí vì nên gọi điện hỏi xem đối tác đã nhận được chưa, cũng là một hình thức nhắc nhở họ trả lời sớm.

 

Tập quán về thanh toán

Xứ A rập là nơi có truyền thống về nợ nần tiền hàng giữa các nhà buôn. Tỉ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn cao. Ngày nay, thanh toán qua ngân hàng đã trở nên khá phổ biến, tại Ai Cập đã có hàng chục ngân hàng nước ngoài, trong đó hầu hết các ngân hàng lớn, nổi tiếng của Mỹ và châu Âu đã có mặt.

Phí ngân hàng cho việc mở thư tín dụng “L/C” trong vùng khá cao, do vậy, đối với các lô hàng trị giá không lớn, phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền (TT) là thông dụng. Trong trường hợp này, người mua đặt cọc trước từ 10-30% trị giá lô hàng, khi có giấy báo chứng từ, người mua sẽ trả nốt số tiền còn lại.

Thông thường, các ngân hàng đưa ra các điều khoản khá ngặt nghèo có tính áp đặt trong L/C, nhưng đây phải hiểu như “luật chơi chung” cho mọi người bởi các điều khoản này nằm trong mẫu chung, không thương lượng cho từng trường hợp cụ thể.

Nhìn chung, vấn đề thanh toán và hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Ai Cập là đáng tin cậy.

 

IV. Quan hệ hợp tác Việt Nam- Ai Cập

 

1.      Các thỏa thuận đã ký kết

 

Uỷ ban Hỗn hợp giữa hai nước đã tổ chức Kỳ họp lần thứ tư tại Cairo  tháng 11/2008 đã điểm lại mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Ai Cập trên các lĩnh vực khác nhau. Thay mặt chính phủ mỗi nước, bà Fayza Aboulnaga, Bộ trưởng Hợp tác quốc tế Ai Cập và ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ sau kỳ hợp với các nội dung chủ yếu như sau:

 

* Ngoại giao

Hai Bên đánh giá cao quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Để thúc đẩy các mối quan hệ đó, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp thăm viếng lẫn nhau, đặc biệt là viếng thăm cấp cao.

Hai Bên bày tỏ mong muốn đàm phán và ký kết Hiệp định về miễn thị thực nhập cảnh cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ (hoặc tương đương) giữa nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Arập Ai Cập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của các cán bộ và quan chức hai nước.

* Thương mại và Công nghiệp

Phía Ai Cập đề xuất các mặt hàng có thể xuất khẩu sang Việt Nam như: bông thô, sợi bông, dược phẩm, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu, bột giặt, thuốc nhuộm, chất rửa mắt kính, nguyên liệu nhuộm vải và da, máy khâu, xi măng, dao cạo, sản phẩm nhựa, rau quả đông lạnh, đồ hộp, nội thất sứ, sản phẩm nhôm, ống thép, đá cẩm thạch, granite, sản phẩm kính, sản phẩm sắt thép các loại, chất béo có nguồn gốc từ thực vật, cam, chà là và các sản phẩm khác.

Phía Việt Nam gợi ý các mặt hàng như: thuỷ sản, nông sản, hạt cà phê, chè, gia vị, giấy, dừa, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, sản phẩm dệt may, da giày, máy tính, sản phẩm điện tử, cao su, máy móc và nguyên liệu công nghiệp, thiết bị nông nghiệp, máy bơm nước, hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm khác sang Ai cập.

Nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương, hai bên nhắc lại tầm quan trọng của các hoạt động xúc tiến thương mại như trao đổi các đoàn thương mại, tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế được tổ chức ở hai nước, tăng cường trao đổi trực tiếp giữa các hiệp hội doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp mỗi nước. Đây là việc làm cần thiết để nhấn mạnh vai trò quan trọng của Ai Cập với vị trí ở cửa ngõ vào các thị trường châu Phi, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường này đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.

Phía Ai Cập ghi nhận đề nghị của phía Việt Nam về việc công nhận nền kinh tế nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ và thông báo cho phía Việt Nam vấn đề này cần phải thông qua một số quy trình cần thiết.

            Hai Bên đánh giá cáo Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực hội chợ triển lãm giữa Cơ quan Hội chợ triển lãm Ai Cập (GOIEF) và Hiệp hội triển lãm và Hội nghị Việt Nam (VECA) nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp hai nước hiểu biết nhau hơn.

Hai Bên đánh giá cao Bản ghi nhớ về Hợp tác khai thác dầu giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Dầu mỏ Ai Cập. Bản ghi nhớ này được coi là khung hợp tác trong lĩnh vực dầu khí.

* Đầu tư

            Hai nước đã ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư năm 1997. Tuy nhiên, hiện chưa có đầu tư nào từ nước này sang nước kia. Hai Bên nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa các sáng kiến xúc tiến đầu tư giữa hai nước, đặc biệt thông qua việc trao đổi các hội thảo đầu tư để giới thiệu các chính sách và môi trường đầu tư và các chuyến thăm tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai quốc gia (với sự tham gia của các doanh nghiệp), hình thành danh mục dự án đầu tư trong các lĩnh vực tiềm năng của mỗi bên.

* Tài chính, Thuế, Ngân hàng

Phía Việt nam đề nghị phía Ai Cập sớm phê duyệt để Hiệp định này có hiệu lực góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước.

Hai bên nhất trí về vai trò hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương của hai nước và cũng nhất trí chọn một thời điểm cố định gần nhất để ký Bản ghi nhớ về lĩnh vực này trong tương lai gần.

           

Cơ quan giao dịch chứng khoán Ai Cập cho biết hiện chưa có thoả thuận chính thức nào được ký kết với phía Việt Nam về thị trường chứng khoán và rất mong muốn thảo luận bất cứ kế hoạch hợp tác để qua đó có thể trao đổi thông tin và kinh nghiệm vì lợi ích của hai bên.

                       

* Nông nghiệp, Thuỷ sản và dịch vụ thú y :

Hai nước quan tâm hợp tác trong nông nghiệp, (bao gồm Nông sản, Chăn nuôi gia súc, Công nghệ thực phẩm), Nghề cá và nuôi trồng thủy sản và Dịch vụ thú y.

* Giao thông vận tải

            Hai Bên nhất trí rằng các cơ quan liên quan của hai Bên cần tiến hành phiên đàm phán để hoàn tất Hiệp định vận tải biển do phía Ai Cập đã đề xuất trước đây. 

            Hai bên nhất trí nghiên cứu, sửa đổi Hiệp định song phương về dịch vụ hàng không giữa Việt Nam và Ai Cập ký kết vào ngày 29 tháng 4 năm 1999 để phù hợp với bối cảnh hiện tại và thời gian tới.

*  Hợp tác giữa các phòng Thương mại và Công nghiệp

            Hai Bên đánh giá rằng hợp tác giữa các Phòng Thương mại và Công nghiệp chỉ là theo vụ việc, tổ chức sự kiện hoặc cung cấp thông tin phục vụ doanh nghiệp. Hai Bên nhất trí thúc đẩy việc ký kết thoả thuận hợp tác giữa hai phòng Thương mại và Công nghiệp trong thời gian tới.

            Hai Bên hài lòng nhận thấy, với sự hỗ trợ của mình, các cuộc gặp gỡ và thảo luận tại Diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức tại Cairo ngày 9/11/2008 bên lề Kỳ họp UBHH lần thứ tư đã đạt kết quả tốt đẹp.

                       

Cũng trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ tư Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Ai Cập tháng 11/2008, hai Bên đã ký những văn bản sau:

- Thoả thuận hợp tác về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ;

- Bản ghi nhớ về Hội chợ và triển lãm;

- Bản ghi nhớ hợp tác về Dầu khí;

- Chương trình hành động về hợp tác du lịch.

 

2.      Phân tích SWOT (lợi thế, bất lợi, cơ hội, thách thức)

 

  1. Lợi thế:

 

Ai Cập có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, là nước A-rập đầu tiên có quan hệ với nước ta. Năm 1958, Việt Nam đã có cơ quan đại diện thương mại tại Ai Cập. Ngày 1/9/1963 hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ. Cùng năm đó, Việt Nam mở Đại Sứ quán tại Cairo. Năm 1964 Ai Cập lập Đại sứ quán của bạn tại thủ đô Hà Nội.

 

Hai nước cũng đã thành lập Ủy ban hỗn hợp từ năm 1997, kỳ họp gần đây nhất vào tháng 11/2008. Chủ tịch phân ban phía Việt Nam là Bộ trưởng Công Thương và Chủ tịch phân ban của bạn là Bộ trưởng hợp tác quốc tế Ai Cập. Các chuyến thăm viếng chính phủ và doanh nhân diễn ra thường xuyên giữa hai nước, trong đó dấu ấn cao nhất là chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 7/2009.

 

Cũng chính từ mối quan hệ lâu năm như vậy, hai nước đã trao đổi nhiều chuyên gia, lưu học sinh. Hiên nay có hàng chục sinh viên Việt Nam đang du học tại Ai Cập về tiếng Ả Rập và về tôn giáo. Hiện cũng có hàng chục Việt kiều đang sinh sông tại Ai Cập, trong đó có một số người là doanh nhân và nhà nghiên cứu. Chính đội ngũ cựu du học sinh, chuyên gia và Việt kiều từ Ai Cập là nguồn vốn quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác với Ai Cập.

 

Trong cơ cấu hàng hóa, hàng Việt Nam và hàng Ai Cập không trùng lặp, không có thế mạnh giống nhau và cạnh tranh nhau, do đó sẽ rất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Ai Cập nằm trong số 10 nước nhập khẩu hàng thực phẩm lớn nhất thế giới, trong khi hàng nông thủy sản là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung, Việt Nam có khả năng cung cấp các loại hàng hóa phù hợp cho thị trường Ai Cập, đặc biệt là hàng thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng.

 

b.      Hạn chế:

 

Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, quan hệ chính trị và kinh tế với các nước Ả Rập chưa được coi trọng đúng mức, bị coi nhẹ hơn so với mối quan hệ với các nước châu Á, châu Âu khác. Chính vì thế tài liệu nghiên cứu, thông tin về các nước Ả Rập và chấu Phi còn yếu và thiếu nghiêm trọng. Vẫn còn khá nhiều tài liệu về Ai Cập và các nước Ả Rập rất cũ, không được cập nhật nên cung cấp được thông tin cần theist cho những người quan tâm đến thị trường, nhất là nơi có nhiều khác biệt về văn hóa, tôn giáo.

 

Công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp sang Ai Cập và các nước Ả Rập chưa được đẩy mạnh. Chẳng hạn, chưa có ưu tiên và hỗ trợ nhiều trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đối với các thị trường khó khăn, tương đối xa như Ai Cập và các nước khu vực.

 

Vấn đề nhân lực cxung có nhiều khó khăn. Đến nay vấn còn rất thiếu cán bộ và doanh nhân Việt Nam có kinh nghiệm, biết tiếng Ả Arập và am hiểu về văn hóa và cách kinh doanh với người Ả Rập,

 

Các doanh nghiệp Việt Nam còn ngại mạo hiểm và rủi ro thị đầu tư khai thác vào các thị trường xa và ít nhiều biết đến; trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam có tính cạnh tranh còn rất hạn chế. Như các mặt hàng thực phẩm chế biến là loại hàng Ai Cập có nhu cầu lớn nhưng Việt Nam không đáp ứng được vì các công ty Việt Nam chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất các mặt hàng theo khẩu vị người Ả Rập, có nhãn mác tiếng Ả Rập hay loại hàng mang đặc thù Ả Rập.

 

c.      Cơ hội:

 

Dù có khủng hoảng kinh tế thế giới, khu vực châu Phi và Trung Đông vẫn là khu vực có mức tăng trưởng dương. Đối với Ai Cập, nửa đầu năm 2009 là một giai đoạn rất khó khăn nhưng DGP vẫn tăng trưởng ở mức 4,1% cho quí I và 4,3% cho quí II/2009. Đây là mức thấp hơn giai đoạn 2005-2008 (khi GDP của Ai Cập tăng trưởng bình quân 7%/năm) nhưng trong bối cảnh chung trên thế giới, đây là một kết quả khả quan của kinh tế Ai Cập. Bên cạnh đó, các chỉ số giá cả khá ổn định, lạm phát giảm; tuy nhiên chỉ số thất nghiệp tăng và có nguy cơ tăng cao hơn, chủ yếu do dân số tăng nhanh.

 

Nhu cầu về hàng hóa các nước châu Phi và Trung Đông nói chung và Ai Cập nói riêng tiếp tục gia tăng. Nhu cầu các mặt hàng như nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng cũng tăng với tốc độ cao cùng với sự gia tăng mạnh về dân số và do mức sống người dân còn thấp. Riêng đối với Ai Cập, mức tiêu dùng hàng thực phẩm chiếm 43% tổng trị giá tiêu dùng, thuộc vào tỉ lệ cao nhất thế giới.

 

Việt Nam ngày càng coi trọng thị trường châu Phi – Trung Đông, vừa trước mắt, vừa lâu dài.  Chính phủ đã lấy năm 2009 là năm châu Phi và có hẳn một Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi với hy vọng đa dạng hóa thị trường nước ngoài. Trong tương lai, Việt Nam sẽ có những dự án dài hạn tại châu Phi, nhất là về khai thác dầu khí và khai khẩn nông nghiệp.

 

d.      Thách thức:

 

Khoảng cách địa lý tương đối xa giữa Việt Nam và Ai Cập là thách thức đầu tiên đối với doanh nhân hai nước. Mặc dù có thương mại điện tử nhưng thương nhân Ai Cập vẫn coi trọng gặp gỡ, tiếp xúc mà điều này sẽ bị hạn chế, nhất là khi hai nước chưa có đường bay trực tiếp. Vận tải biển xa xôi làm cước phí hàng hóa cao, hơn nữa phí bảo hiểm khá cao do Trung Đông vẫn được coi là một điểm “nóng” bởi xung đột và nạn cướp biển.

 

Châu Phi và Trung Đông nói chung, Ai Cập nói riêng là một thị trường tương đối mới, chưa được khai thác nhiều không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước khác. Đáng chú ý các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ là nhưng nước có loại hàng tương đối giống Việt Nam cũng tìm cách thâm nhập thị trường. Do đó, hàng hóa Việt Nam chắc chắn chịu sự cạnh tranh gay gắt khi vào Ai Cập.

 

Thủ tục hải quan, thanh toán, giao nhận của Ai Cập được cải tiến tương đối tốt so với các nước châu Phi, đạt trình độ tương đương với các nước Trung Đông. Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận rằng các thủ tục này còn chậm chạp, rườm rà, gây rủi ro cho các công ty làm ăn với Ai Cập.

 

3.      Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại:

 

Mặc dù có mối quan hệ lâu năm, nhìn chung, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Ai Cập vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và cơ hội của hai nước.

 

Đến nay quan hệ trên các lĩnh vực đầu tư, du lịch, hợp tác nông ngư nghiệp, vận tải vẫn ở tình trạng bắt đầu nhưng vẫn có chưa rõ nét, chưa thiết thực và mang lại lợi ích kinh tế quan trọng cho mỗi nước.

 

Việc Nam đã có dự án đầu tư vào Ai Cập trong lĩnh vực dầu khí, hai bên đã ký kết các thỏa thuận hợp tác, tuy nhiên việc triển khai diễn ra chậm và kéo dài.

 

Về du lịch, khách du lịch Việt Nam đã quan tâm nhiều đến đất nước Ai Cập nhưng vì nhiều lý do, nhất là chi phí du lịch sang Ai Cập khá cao nên số lượng du khách Việt Nam vẫn còn nhỏ, chỉ khoảng 1 000 người/năm.

 

Tuy nhiên trao đổi thương mại thì đã có sự tăng trưởng mạnh, nhất là trong nhưng năm gân đây.

 

                                 Biểu: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ai Cập

 

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

1998

10,234,000.00

249,000.00

1999

11,923,968.00

1,352,895.00

2000

19,016,000.00

364,000.00

2001

28,575,555.00

534,305.00

2002

21,828,671.00

899,806.00

2003

22,210,947.41

6,869,112.68

2004

38,693,087.00

2,408,044.00

2005

45,092,678.00

19,122,828.00

2006

48,975,896.00                       

7,927,294.00

2007

97,783,941.00

4,895,768.00

2008

167,565,231.00

11,039,349.00

 

Biểu: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Ai Cập

 

Mặt hàng

Đơn vị

Số lượng

Trị giá

Hàng Hải sản

 

 

       63,229,574

Cà phê

Tấn

8480.02

       16,947,446

Sắt thép các loại

 

 

       16,881,881

Hạt Tiêu

TẤN

5,069

       16,759,837

Hàng hoá khác

 

0

       11,928,642

Cơm dừa khô (mã 1203)

Tấn

4825.21

         9,299,446

Vải

 

 

         7,695,929

Săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp

 

 

         3,529,184

Cơm dừa

TẤN

1,864

         3,177,265

Than đá

TẤN

33,000

         2,519,000

Sản phẩm cao su chương 40

 

 

         2,213,847

Tinh bột sắn

TẤN

4,484

         2,143,599

Máy vi tính, SP điện tử&linh kiện

 

 

         1,664,422

Giày dép các loại

 

 

         1,158,187

Tàu biển thuộc mã 8901

 

 

         1,145,434

Sợi các loại

TẤN

401

            963,571

Tàu thuyền các loại

 

0

            899,744

Cao su

Tấn

418.6

            686,244

Sợi các loại

Tấn

288.653

            631,767

Dầu FO

TẤN

1,204

            629,663

Sản phẩm dệt may

 

 

            587,497

Gỗ & sản phẩm gỗ

 

 

            558,030

Hạt điều

TẤN

76

            543,978

Nguyên phụ liệu thuốc lá

 

 

            507,816

Chè

Tấn

238.4

            336,705

Sản phẩm chất dẻo

 

 

            230,355

Sản phẩm hoá chất

 

 

            205,799

Dầu DO

TẤN

236

            195,487

Sản phẩm sắt thép các loại

 

 

              57,185

Quế

TẤN

49

              55,368

Đồ chơi trẻ em

 

 

              48,467

Bánh kẹo các loại

 

 

              39,583

Hàng rau quả

 

 

              34,102

Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù

 

 

              32,548

Sản phẩm mây, tre, cói & thảm

 

 

              27,631

Tổng số

 

 

     167,565,231

 

 

4.      Xu hướng phát triển quan hệ:

 

Hai nước Việt Nam và Ai Cập đều là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, nhiều tổ chức kinh tế quan trọng khác, có những hoạt động và đóng góp quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Việc mối nước đã và đang đàm phám và gia nhập các cam kết đa phương nhất là các cam kết khu vực sẽ làm cho nền kinh tế mỗi nước năng động hơn trong hợp tác kinh tế đối ngoại. Trong khu vực của mình, Ai Cập tích cực tham gia vào Liên minh GAFTA giữa các nước Ả Rập Hồi giáo, khối COMESTA gồm một số nước Đông và Nam Phi, có những thỏa thuận quan trong việc nhận ưu đãi thương mại với Mỹ và EU. Việt Nam cũng tham gia AFTA khu vực ASEAN + 3 và với Úc và New Zealand. Mới đây Việt Nam ký FTA song phương đầu tiên với Nhật Bản.

 

Những thỏa thuận khu vực như vậy không cản trở, trái lại, giúp cho mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Ai Cập được mở rộng và phát triển bởi vì Ai Cập có thể coi Việt Nam là cửa ngõ để thâm nhập vào thị trường ASEAN và các thị trường Việt Nam được ưu đãi; trong khi Việt Nam cũng lấy Ai Cập làm cầu nối để thâm nhập vào thị trường GAFTA và COMESTA cũng như các nước Ai Cập được ưu đãi.

Trong kỳ họp Ủy ban hỗn hợp hai nước tháng 11/2009, hai bên đã đưa ra mục tiêu trao đổi thương mại là 500 triệu USD vào năm 2010. Muốn vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Ai Cập phải tăng trung bình mỗi năm 25% trong hai năm 2009 và 2010.

 

Ngoài ra, các lĩnh vực hợp tác đầu tư, du lịch, nông nghiệp, vận tải…chắc chắn sẽ có chuyển biến, góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế, thương mại, phù hợp lợi ích của nhân dân hai nước.

 

Mục tiêu một Hiệp định Thương mại Tư do (FTA) giữa hai nước là một mục tiêu có thể đạt được vào năm 2020. 

 

V. Thông tin ngành hàng:

 

1. Hải sản

  • Ngành Thủy sản Ai Cập:

Hải sản nói chung và cá nói riêng là một thực phẩm giàu protein cần thiết trong phong tục ăn kiêng cổ truyền của Ai Cập. Lượng tiêu thụ hải sản của người dân lên đến 16kg/người/năm. Lượng cá đánh bắt hàng năm là hơn 1,5 tỷ USD.

Ai Cập nhập khẩu hàng năm khoảng hơn 30% (= 350.000 tấn) tổng lượng cung cấp cho tiêu dùng. Đến 99% các dự án nuôi trồng là của khối tư nhân. Tuy nhiên chủ yếu là nuôi trồng cá hồi vì lợi thế giá bán cao, hoặc các loại cá dễ nuôi như trê, rô phi. Nhà nước đóng vai trò cung cấp con giống, kỹ thuật nuôi trồng, hợp tác quốc tế, khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Nhu cầu tiêu thụ Hải sản tại Ai Cập tăng mạnh trong những năm gần đây do thay đổi về thị hiếu và khẩu vị, bên cạnh thực tế là hải sản tốt cho sức khỏe, giá thành các loại thịt giàu protein khác tăng, các dịch cúm gia cầm, bệnh của gia súc,… cũng khiến người dân chuyển sang ăn hải sản. Số lượng các nhà hàng hải sản mọc lên nhiều, lượng tiêu thụ hải sản ở chợ cũng như siêu thị tăng cao.

Về mặt cơ cấu Nhà nước, Ai Cập không có Bộ Thủy sản mà ngành hải sản nằm dưới sự quản l‎ý của Bộ Nông nghiệp và cải tạo đất, sản lượng Thủy sản được tính vào sản lượng nông nghiệp. Ngành cá đóng góp 8% vào tổng sản lượng nông nghiệp của Ai Cập trong đó 56% được khai thác từ sông Nile, 29% từ các hồ và 15% từ biển. Cơ quan chức năng của Ai Cập theo dõi về thủy sản là Tổng cục phát triển nghề cá.

Tình hình sản xuất và khả năng cung cấp:

Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt cá của Ai Cập hiện nay đạt khoảng 820 nghìn tấn một năm, bao gồm đánh bắt từ Địa Trung Hải và Biển Đỏ, các hồ nước ngọt, sông Nile và các trang trại nuôi cá. Tuy nhiên, sản lượng khai thác đang có xu hướng giảm do nguồn cá tại Địa Trung Hải và Biển Đỏ đã giảm mạnh và sự ô nhiễm của các vùng nuôi cá nước ngọt.

Nhu cầu tiêu thụ:

Nhu cầu tiêu thụ cá của Ai Cập trong những năm gần đây là khoảng 2 triệu tấn/năm, trong đó nhập khẩu là khoảng 300 nghìn tấn với kim ngạch khoảng gần 300 triệu USD.

Dự báo nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng 10 – 12 % mỗi năm trong vòng 5 năm tới do dân số tăng, các nhà máy chế biến cá hộp tiếp tục được xây dựng và lượng khách du lịch nước ngoài đến Ai Cập tăng nhanh.

Các loại cá được nhập khẩu chủ yếu gồm: cá thu – mackerel (180 nghìn tấn), sardines (50 nghìn tấn), cá trích – herring (40 nghìn tấn), silver smelt (25 nghìn tấn), silver hake (15 nghìn tấn), cá basa (12 nghìn tấn).

Chính sách thuế và quản lí nhập khẩu:

                            

Thuế: Mức thuế nhập khẩu áp dụng đối với cá đông lạnh là 0%

 

Mã H.S

 

Mặt hàng

Thuế suất (%)

03.01

Cá sống

5

03.02

Cá tươi

5

03.03

Cá đông lạnh (không fillet)

0

03.04

Cá fillet đông lạnh

0

03.05

Cá khô, muối, hun khói, tẩm bột, làm sẵn

20

03.06

Giáp xác (tôm, cua,..) đông lạnh, chế biến

5

03.07

Thân mềm (mực, sò,..) đông lạnh, chế biến

5

 

Quản lí nhập khẩu:

Việc kiểm tra chất lượng cá đông lạnh nhập khẩu được thực hiện khá chặt chẽ, cá nhập khẩu phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Phù hợp với tiêu chuẩn cho tiêu dùng của con người; không bao gồm chất bảo quản, hóa chất, vi khuẩn độc hại, chất phóng xạ, phân bón và thuốc trừ sâu, được đánh bắt bằng lưới đánh cá, không dùng chất nổ.

+ Phải được giữ ở nhiệt độ dưới –18 độ C kể từ ngày đánh bắt đến ngày giao hàng. Cá không được có tổn thương trên da, có màu sắc thích hợp và không có máu.

Các nhà cung cấp:

Các nước cung cấp cá đông lạnh chính cho Ai Cập là Hà Lan (50%), Anh (20%), Đức (20%), Hoa Kỳ (5%), Nauy (2%), Marốc (2%), các nước khác (1%).

Các nhà cung cấp của Hà Lan chiếm thị phần lớn vì cá của nước này được làm đông lạnh ngay trên biển ngay sau khi đánh bắt nên chất lượng của cá được đảm bảo, giảm nguy cơ hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn bị trả lại.

Các công ty của Anh và Đức thì chấp nhận rủi ro là sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu hàng bị trả lại.

  • Thực trạng xuất khẩu hàng hải sản Việt Nam sang Ai Cập

Ai Cập được xem như một thị trường quan trọng cho hàng hải sản Việt Nam. Kim ngạnh xuất khẩu mặt hàng này vào Ai Cập tăng mạnh trong thời gian vừa qua và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hải sản với mức tăng trưởng hơn 3 lần từ 20,5 triệu lên 63,2 triệu USD thực sự gây ấn tượng trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Ai Cập trong năm 2008. Để có được kết quả trên, phải kể đến nỗ lực của các Doanh nghiệp Xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam; sự quảng bá và giới thiệu trên phạm vi toàn cầu của Hiệp hội, các cơ quan chức năng đã tạo được "tiếng tăm" về Hải sản Việt Nam; sự phối hợp tìm kiếm, xúc tiến, giới thiệu khách hàng của cơ quan Thương vụ. "Seafood from Vietnam" là cụm từ được các Doanh nghiệp, doanh nhân nhập khẩu Ai Cập nhắc đến nhiều trong năm qua.

Bảng ….: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang Ai Cập

Năm

2006

2007

2008

Xuất khẩu (triệu USD)

4,4

20,5

63,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tuy nhiên, đối với hàng hải sản từ Việt Nam, cho đến nay cũng đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Tình trạng xuất hàng không đủ trọng lượng, chất lượng khác với hợp đồng k‎ý kết, phá hợp đồng (không chuyển hàng khi giá tăng), nhãn mác ghi không đúng quy cách dẫn đến việc lô hàng có thể bị từ chối thông quan hoặc bị phạt nặng, đã có gia tăng. Đối với cá basa – mặt hàng chính trong kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản sang Ai Cập cũng đã có hiện tượng: lượng glazing (nước đá) trong sản phẩm chiếm đến 30 - 40 % khối lượng, dẫn đến độ đạm của cá basa rất thấp,…

Bên cạnh đó, chuyện mất cắp, rút ruột hàng nông sản và hải sản trong container xuất khẩu đã xảy ra đặc biệt nhiều trong năm nay. Cho đến nay, Thương vụ tại Ai Cập đã ghi nhận một số trường hợp hàng cá basa khi thông quan bị thiếu hàng, hoặc hàng không đúng theo hợp đồng đã ký. Việc này gây ra những tranh chấp phức tạp, gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu cũng như ảnh hưởng lớn đến uy tín các Doanh nghiệp Việt Nam.

Trong tháng 3 năm 2009, do tình trạng cá basa xuất hiện tràn lan trên thị trường với giá bán quá rẻ so với các loại cá khác, chất lượng vài lô hàng cá có vấn đề, một số cơ quan chức năng của Ai Cập đã đưa một số thông tin bất lợi về cá basa Việt Nam cho báo chí nước sở tại. Việc này đã tác động tiêu cực tới công chúng và người tiêu dùng Ai Cập và dưới sức ép của công luận trong nước, Đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội đã thông báo quyết định tạm thời ngừng cấp chứng nhận các chứng từ xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang Ai Cập. Lệnh cấm này đã nhanh chóng được dỡ bỏ sau đó tuy nhiên đây cũng là kinh nghiệm quý báu cho Hiệp hội và các Doanh nghiệp Việt Nam trong công tác phát triển bền vững thị trường.

 

2. Cà phê:

  • Tổng quan về tình hình tiêu thụ cà phê tại Ai Cập:

Ai Cập không trồng cà phê, việc cung cấp dựa hoàn toàn vào nhập khẩu. Xu hướng tiêu thụ của giới trẻ ngày nay đã góp phần làm tăng cả về số lượng và giá trị của cà phê. Cà phê hòa tan dạng tiêu chuẩn đạt được mức tăng trưởng cao nhất là 9%. Tăng trưởng về giá trị vượt qua tăng trưởng về khối lượng do giá cả tăng.  Hãng Nestle Ai Cập ( Nestle’ Egypt S.A.E) là thương hiệu hàng đầu với 38% thị phần. Cà phê xay tinh khiết thì vẫn là nguồn cung chính đóng góp cho khối lượng cà phê bán lẻ năm 2008. Cà phê Thổ Nhĩ Kì vẫn giữ được coi là loại cà phê truyền thống và phổ biến nhất được tiêu thụ chủ yếu bởi những người lớn tuổi trong các buổi lễ cũng như trong đời sống hàng ngày. Giá cà phê thế giới tiếp tục tăng trong năm 2008 cũng đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của các loại cà phê trong nước. Thay vào đó, loại cà phê hòa tan tiêu chuẩn là mặt hàng được tiêu thụ lớn nhất trong năm 2008 nhờ sự phát triển về sản phẩm và hỗ trợ thị trường của nhãn hiệu cà phê Nestle Ai cập. Cà phê loại này đang trở nên rất phổ biến với khách hàng ở mọi tầng lớp trong xã hội từ thượng lưu, trung lưu đến các tầng lớp thấp hơn. Cà phê hòa tan gói rời cũng đang dần chiếm được thị hiếu những nhóm thu nhập thấp hơn (không có khả năng mua gói 250g). Cà phê hòa tan dạng tiêu chuẩn không đòi hỏi phải có máy móc đặc biệt để pha chế và chính điều này làm nó trở nên dễ dàng hơn khi uống tại nhà.

 

Nhu cầu tiêu thụ:

 

Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Ai Cập trong những năm gần đây là khoảng 6.000 – 7000 tấn/ năm, phần lớn là cà phê nhân - chiếm 90% về khối lượng và 85% giá trị, cà phê chế biến chiếm 10% khối lượng và 15% giá trị. Với mặt hàng cà phê nhân, cà phê vối chiếm khoảng 70% và cà phê chè chiếm khoảng 30%, đây cũng chính là các mặt hàng mà Việt Nam đang cung cấp cho thị trường Ai Cập.

 

Ước tính nhu cầu tiêu thụ tăng khoảng 5%/ năm, với nguyên nhân là do dân số tăng, xu hướng chuyển sang uống cà phê của người dân và lượng khách du lịch nước ngoài tới Ai Cập ngày càng tăng, dẫn đến thị trường còn nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.

 

Các đại lý bán lẻ đi tiên phong trong việc cung cấp cà phê ở Ai cập. Các đại lí tiêu thụ được biết đến như là các cửa hàng ca phê rang và nghiền cà phê hạt theo đơn đặt hàng. Hầu hết những người Ai cập thích cửa hàng cà phê này ví dụ như cửa hàng Sahin Cà phê và Fawzy El Banan Cà phê, họ pha những loại cà phê đặc biệt dựa trên nhiệt đo rang và cho thêm các hương liệu đặc biệt, chủ yếu là trộn với bạch đậu khấu. Những cửa hàng này tiếp tục dẫn đầu khối lượng cà phê bán vào năm 2008. Các siêu thị và các cửa hàng lớn chỉ đứng ở vị trí thứ hai trong việc bán cà phê hòa tan.

 

Chính sách thuế và quản lí nhập khẩu:

 

- Thuế:

Mức thuế áp dụng đối với cà phê chưa rang là 0%, với cà phê đã rang là 10%, thể hiện việc ưu đãi và bảo hộ đối với các nhà máy chế biến trong nước.

- Quản lí nhập khẩu:

Do không có sản xuất trong nước và cà phê là một loại đồ uống khá phổ biến tại Ai Cập nên không có một hàng rào nhập khẩu nào đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, vì lí do đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, mọi lô hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.

 

Các nhà cung cấp:

 

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Ai Cập, Việt Nam là nhà cung cấp cà phê đứng hàng thứ ba cho thị trường Ai Cập, chiếm khoảng hơn 10% thị phần, đứng đầu là Indonesia – 44%, tiếp sau đó là Brazil – 14%, Việt Nam – 10%, Ấn Độ – 5%, và Các nhà cung cấp khác là Argentina, Síp, Tanzania, Achentina.

  • Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Ai Cập

Đánh giá về cà phê Việt Nam và tình hình giao dịch

 

Cà phê của Việt Nam tuy chưa có thương hiệu riêng trên thế giới nhưng cũng khá nổi tiếng với chủng loại Robusta. Đây là loại cà phê được bán xuất khẩu cho các nhà rang xay của Ai Cập phục vụ cho việc pha trộn với các loại cà phê của các nước khác, hoặc trộn với hương liệu để bán cho tiêu dùng trong nước. Lợi thế của cà phê Việt Nam là giá rẻ. Các điểm yếu của cà phê Việt Nam là hạt nhỏ, chất lượng không đồng đều và hương vị không được phù hợp với thị hiếu của người Ai Cập.

 

Bảng ….: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Ai Cập

Năm

2006

2007

2008

Xuất khẩu (triệu USD)

5

16,5

16,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập 8.480 tấn cà phê, trị giá 16,9 triệu USD. Có thể nói, việc cà phê chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Ai Cập liên tiếp trong 2 năm 2007, 2008 đánh dấu thành công bước đầu của cà phê Robusta Việt Nam trong việc dành được thị phần ổn định tại thị trường này. Để giữ vững và đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu cà phê sang Ai Cập, ngoài cà phê nguyên liệu, các Doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào lĩnh vực hợp tác chế biến xuất khẩu cà phê hòa tan theo chuẩn quốc tế để hòa nhịp với sự thay đổi lối sống của giới trẻ mà trực tiếp làm tăng nhu cầu cà phê xay nguyên chất espresso và cà phê hòa tan.

3. Cơm dừa:

Tổng quan về tình hình tiêu thụ cơm dừa tại Ai Cập:

 

Ai Cập không có dừa, việc cung cấp cơm dừa (desiccated coconut) cho thị trường nội địa dựa hoàn toàn vào nhập khẩu. Cơm dừa được nhập khẩu để làm nguyên liệu làm bánh, mứt, thức ăn, thực phẩm cho người Ai Cập. Đây là mặt hàng được bán phổ biến tại các siêu thị danh tiếng nhất cho đến các khu bán buôn và chợ bán lẻ của Ai Cập và rất quen thuộc với người tiêu dùng, đặc biệt trong dịp Lễ Ramadan, khi nhu cầu cho mặt hàng bánh tăng cao. Nhu cầu tiêu thụ cơm dừa của Ai Cập trong những năm gần đây là khoảng 12.000 tấn/ năm. Mức thuế áp dụng đối với đối với mặt hàng này là 5% và cũng phải qua các kiểm tra về chất lương, vệ sinh, an toàn thực phẩm khi thông quan như các mặt hàng thực phẩm chế biến khác.

 

Các nhà cung cấp:

 

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Ai Cập, Việt nam chiếm vị trí đứng đầu với thị phần 55.69 %, Ấn Độ - 23.88 %, Philippine - 10,96%, Srilanka, Indonexia…

 

Đánh giá về cơm dừa Việt Nam và tình hình giao dịch

 

Mặt hàng cơm dừa Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong thị phần nhập khẩu mặt hàng này vào Ai Cập. Cơm dừa Việt Nam thực sự chiếm được sự yêu thích của người dân Ai Cập, thị phần tăng rất khả quan trong năm 2008 bất chấp sự hồi phục của ngành chế biến cơm dừa Srilanka thời gian qua. Các nhà máy xuất khẩu cơm dừa chính của Việt Nam nằm tại tỉnh Bến Tre, được biết đến với cái tên “Vùng đất của dừa”. Các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã tốn rất nhiều công sức để dần đưa sản phẩm cơm dừa Việt Nam vươn lên dẫn đầu tại thị trường Ai Cập. Tuy nhiên, trước thực tế hàng cơm dừa xuất sang Ai Cập phải chịu thời gian vận chuyển dài (gần 1 tháng) và dưới điều kiện thời tiết nắng nóng đã dẫn đến màu sắc chuyển từ trắng sang vàng. Chính đây là nguyên do của các vụ tranh chấp đòi bồi thường giữa doanh nghiệp hai bên, gây ảnh hưởng đến uy tín của cơm dừa Việt Nam. (giá của cơm dừa loại 2 – màu vàng, rẻ hơn nhiều so với loại 1 – màu trắng).

 

Bảng ….: Xuất khẩu cơm dừa của Việt Nam sang Ai Cập

Năm

2006

2007

2008

Xuất khẩu (triệu USD)

2,2

6,7

12,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

4. Dệt may - Vải sợi:

Tổng quan về tình hình dệt may tại Ai Cập:

 

Ai Cập là nước có ngành dệt may phát triển từ lâu và khá hoàn chỉnh, từ trồng bông, kéo sợi, dệt vải và cắt may. Đây là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của Ai Cập, bao gồm hơn 3.200 nhà máy với khoảng hơn 1,5 triệu lao động.

Dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Ai Cập, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt trên 1,5 tỷ USD. Thị trường Hoa Kỳ (xuất khẩu theo Hiệp định QIZ – khu công nghiệp đủ điều kiện - ký kết giữa Mỹ, Ai Cập, Israel) chiếm 50%, Châu Âu 25%, các thị trường khác (chủ yếu là các nước Trung Đông) 25%.

 

Sản phẩm dệt may của Ai Cập được đánh giá là có chất lượng cao nhưng sức cạnh tranh kém vì có giá thành cao do giá nguyên liệu trong nước (bông, sợi và vải) cao, năng suất lao động thấp và quản lí kinh doanh kém hiệu quả.

 

Ngành dệt may của Ai Cập đã triển khai một số giải pháp để tiếp tục tồn tại và phát triển như sau:

 

            - Đẩy nhanh việc tư nhân hóa các xí nghiệp dệt may thuộc sở hữu Nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

            - Chính phủ có ưu đãi về tài chính đối với các doanh nghiệp dệt may, miễn thuế nhập khẩu  đối với máy móc, nguyên liệu dệt may Ai Cập chưa có khả năng sản xuất.

- Nâng cao chất lượng các sản phẩm dệt may xuất khẩu, lấy chất lượng là vũ khí chính để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Giảm giá thành sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa.

 

Chính sách thuế và quản lý nhập khẩu:

 

 

Thực hiện các cam kết với WTO, Chính phủ Ai Cập đã công bố biểu thuế mới năm 2007 cho các sản phẩm dệt may, theo đó các nguyên liệu của ngành dệt may như sợi, vải sẽ có mức thuế rất thấp, từ 0-10%, các sản phẩm may mặc chịu mức thuế từ 30% (một số mặt hàng thuế suất chỉ 5%)

 

Tuy nhiên, để tiếp tục bảo hộ cho ngành dệt may trong nước trước sự tấn công của các sản phẩm may mặc giá rẻ từ nước ngoài, Chính phủ Ai Cập có quy định yêu cầu các công ty nước ngoài khi muốn xuất khẩu sản phẩm vào Ai Cập phải đăng kí với Cơ quan quản lí xuất nhập khẩu Ai Cập là các sản phẩm của họ đáp ứng đúng tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Với hàng rào kỹ thuật này, Chính phủ Ai Cập cho rằng chỉ có các nhà sản xuất lớn mới có khả năng đáp ứng được và các sản phẩm của các nhà sản xuất này có giá thành rất cao, giảm sức ép cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước.

 

 

Nhu cầu tiêu thụ:

 

Nhu cầu tiêu thụ đối với các mặt hàng dệt may của Ai Cập năm 2007 là trên 5,6 tỉ USD, chủ yếu được đáp ứng bởi sản xuất trong nước, nhập khẩu ước đạt gần 1 tỷ USD, trong đó nguyên liệu là 580 triệu USD và các sản phẩm may mặc là khoảng 420 triệu USD.

 

Về nguyên liệu, Ai Cập có nhu cầu nhập khẩu khá lớn các loại sợi, vải, len, lụa... Tình hình nhập khẩu các mặt hàng này năm 2007 theo mã HS như sau:

 

Lụa: 512.000 USD (các nước xuất khẩu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha).

Len: 7,8 triệu USD (các nước xuất khẩu là Úc, Italia, Mỹ).

Bông: 19,2 triệu USD (các nước xuất khẩu là Hy Lạp, Xiry, Sudan).

Sợi nhân tạo: 310 triệu USD (các nước xuất khẩu là Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Trung Quốc, Arap Xêut).

Vải tổng hợp: 112 triệu USD (các nước xuất khẩu là Indonesia, Tây Ban Nha, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan).

 

Về sản phẩm may mặc, số liệu nhập khẩu chính thức rất thấp, khoảng 5 triệu USD, nhưng ước tính hàng năm trị giá các sản phẩm may mặc được nhập lậu vào Ai Cập trị giá khoảng 300 triệu USD, chủ yếu là các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc.

 

Đánh giá về tình hình xuất khẩu dệt may và vải sợi Việt Nam vào thị trường Ai Cập:

 

Việc nhập khẩu vải và sợi từ Việt Nam và các nước khác chủ yếu phục vụ cho các khu Công nghiệp đủ điều kiện (QIZ) để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ, và thị trường EU.

Đây cũng là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh với Ai Cập tuy nhiên phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác vào thị trường, đặc biệt là Trung Quốc với giá rẻ.

Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chỉ mới xuất một khối lượng nhỏ các sản phẩm dệt may sang thị trường Ai Cập, chủ yếu là các sản phẩm sợi và vải của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Sợi: Các nước xuất khẩu hàng đầu Indonexia, Trung Quốc, Ấn Độ, Sirya, Malaixia,..  Xuất khẩu sợi Việt Nam đạt 3,8 triệu USD (0,13% thị phần)

 

Với việc biểu thuế mới của Ai Cập đối với các sản phẩm dệt may, bên cạnh các sản phẩm sợi và vải hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm may mặc sang thị trường Ai Cập. Có thể nói đây là mặt hàng đầy triển vọng trong việc thâm nhập vào thị trường. Mặt khác dệt may, vải sợi cũng là loại hàng Việt Nam có thế mạnh, có thể gia tăng kim ngạch nhanh chóng với trị giá cao. Để làm được điều này, cần có sự đầu tư nghiên cứu, tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp ngay từ bây giờ.

 

Bảng ….: Xuất khẩu vải, sợi của Việt Nam sang Ai Cập

Năm

2006

2007

2008

Xuất khẩu (triệu USD)

0,5

4,6

8,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

5. Săm lốp:

 Nhu cầu nhập khẩu : Thị trường lớn, mỗi năm nhập khẩu khoảng 15.000 tấn sản phẩm

 

Nhập khẩu chủ yếu :

 

- Lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc (27%), Thái Lan (16%), Nhật (26%), Indonexia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ (15%), Hàn Quốc (12%). Thị phần của VIệt Nam rất thấp đạt 0,56% tuy nhiên kim ngạch đạt 3,53 triêu USD năm 2008 tăng 358% so với năm 2007.

- Săm xe: nhập khẩu từ Trung Quốc (51,63%), Hàn Quốc (23,98%), Braxin (10,5%). Đây là mặt hàng mà Việt Nam có mức tăng tương đối về thị phần (7% so với 2,3% của cả năm 2007).

 

Săm lốp Việt Nam: 

 

Thực tế giá thành còn cao và chưa có nhiều chủng loại cần thiết cho thị trường Ai Cập. Đối với mặt hàng này, rất cần thiết phải có sự hỗ trợ của những Doanh nhân nước sở tại có kinh nghiệm, có vốn, và quan hệ kinh doanh rộng rãi, nếu không sẽ rất khó cho hàng Việt Nam tìm được chỗ đứng trên thị trường. Hiện tại, mặt hàng lốp ô tô tải và ô tô khách đang có tiềm năng phát triển lên một tầm mới do các mặt hàng này từ Trung Quốc và Ấn Độ đang phải chịu thuế chống bán phá giá. Đây là cơ hội cho lốp xe Việt Nam thâm nhập thị trường mạnh hơn vào thị trường Ai Cập.


Trong 2 năm qua, nhờ có công tác tiếp thị tốt mà một số chủng loại lốp xe tải xuất khẩu của Việt Nam đã đứng chân và phát triển kim ngạch tương đối đều đặn. Cụ thể, sản phẩm của các Doanh nghiệp sản xuất lốp xe tải hàng đầu Việt Nam như CASUMINA, Cao su Đã Nẵng đã có mặt trên thị trường Ai Cập. 

 

Trước thực tế nhu cầu thị trường là lớn nhưng nguồn cung từ Việt Nam yếu cả về số lượng và quy cách. Gần đây, khách hàng bắt đầu phàn nàn về chất lượng săm lốp ô tô của Việt Nam. Vì thế, giữ gìn uy tín là vẫn đề cần ưu tiên thì mới duy trì và tăng kim ngạch đối với mặt hàng săm lốp.

 

 

Bảng ….: Xuất khẩu săm lốp xe tải, xe khách của Việt Nam sang Ai Cập

Năm

2006

2007

2008

Xuất khẩu (triệu USD)

-

1,19

3,53

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

6. Hạt tiêu:

 

Nhu cầu tiêu thụ:

 

Ai Cập không trồng hạt tiêu, việc cung cấp dựa hoàn toàn vào nhập khẩu.

Nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu của Ai Cập trong những năm gần đây là khoảng 5000 tấn/ năm, chủ yếu là hạt tiêu nhân - chiếm khoảng 98%, còn lại là hạt tiêu bột - khoảng 2%. Thị trường Ai Cập nhập khẩu chủ yếu là hạt tiêu đen, chiếm 95%, trong đó phần lớn là loại 500gr/l, hạt tiêu trắng chiếm khoảng 5%.

 

Ước tính nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này sẽ tăng khoảng 2-3%/ năm, nguyên nhân là chủ yếu do dân số tăng và thói quen tiêu dùng

 

Chính sách thuế và quản lí nhập khẩu:

 

- Thuế: Mức thuế áp dụng đối với hạt tiêu nhập khẩu là 2%, là mức thuế thấp trong biểu thuế nhập khẩu của Ai Cập.

- Quản lí nhập khẩu:

Do không có sản xuất trong nước và hạt tiêu là một loại gia vị thông dụng nhất trong việc chế biến thực phẩm tại Ai Cập nên không có một hàng rào nhập khẩu nào đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, vì lí do đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, mọi lô hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Những tiêu chí kiểm nghiệm thường được quan tâm là độ ẩm, tạp chất và hàm lượng aflotoxin.

Các nhà cung cấp:

 

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Ai Cập, Việt Nam là nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho thị trường Ai Cập, chiếm khoảng 53% thị phần, tiếp theo là Singapo – 13,6%, Ấn Độ - 12%, Sri Lanka – 10,5%, Brazil – 4%... .

 

Đánh giá về hạt tiêu Việt Nam và tình hình giao dịch

 

Hạt tiêu Việt Nam vẫn khẳng định vị trí của mình và được thị trường Ai Cập đánh giá là có chất lượng tốt, giá cả hợp lí. Tuy nhiên, uy tín của các nhà xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Ai Cập khá thấp. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp Việt Nam hủy bỏ hợp đồng khi giá trong nước tăng. Các giao dịch xuất nhập khẩu mặt hàng này sôi động hơn vào cuối năm, trước dịp lễ Ramadan. Trong và sau lễ Ramadan, giao dịch và giá cả giảm.

 

Khối lượng:

 

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập 5.069 tấn hạt tiêu, trị giá 16,76 triệu USD.

 

Một phần hạt tiêu của Việt Nam được nhập khẩu về các khu vực thương mại tự do của Ai Cập, sau đó được đưa không chính thức vào thị trường Ai Cập hoặc tái xuất sang các nước khác.

 

Bảng ….: Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Ai Cập

Năm

2006

2007

2008

Xuất khẩu (triệu USD)

10,2

16,25

16,76

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

7. Chè:

 

Nhu cầu tiêu thụ:

 

Ai Cập không trồng chè, việc cung cấp dựa hoàn toàn vào nhập khẩu.

Nhu cầu tiêu thụ chè của Ai Cập trong những năm gần đây là khoảng 75.000 tấn/ năm, chủ yếu là chè đen - chiếm 99,5%, còn lại là chè xanh - khoảng 0,5%.

Ước tính nhu cầu tiêu thụ tăng khoảng 2-3%/ năm, nguyên nhân là do dân số tăng.

 

Chính sách thuế và quản lí nhập khẩu:

 

Mức thuế áp dụng đối với chè nhập khẩu là 2%, là mức thuế thấp trong biểu thuế nhập khẩu của Ai Cập.

 

Các nhà cung cấp:

 

Các nhà cung cấp chính chè xanh là Kenia – 40%, Trung Quốc – 32%, Indonesia – 10%, Sri Lanka – 9,8%...

 

Các nhà cung cấp chính chè đen là Kenia – 84%, Tanzania – 5%, Malawi – 1%, và các nhà cung cấp khác bao gồm Sri Lanka, Anh, Ấn Độ.

 

Sở dĩ Kenia chiếm thị phần chủ yếu trong việc cung cấp chè, nhất là chè đen, cho thị trường Ai Cập vì nước này đều là thành viên của khối Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) nên được hưởng mức thuế 0%, điều kiện và thời gian vận tải cũng thuận lợi (khoảng 2 tuần) (theo quy định của COMESA, từ tháng 10/2000, giảm 100% thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất xứ từ các nước thành viên).

 

Đánh giá về chè Việt Nam và tình hình giao dịch

 

Mặt hàng chè của Việt Nam đã vào với thị trường Ai Cập . Theo đánh giá sơ bộ của các nhà nhập khẩu Ai Cập, chè Việt Nam có giá cạnh tranh, chất lượng chỉ ở mức trung bình, tuy nhiên do nhu cầu và đặc tính thị trường, Ai Cập chỉ chú trọng nhập khẩu chè cám vốn có giá trị thấp. Để chè Việt Nam có thể thâm nhập mạnh hơn vào thị trường tiêu thụ chè khổng lồ này, Hiệp hội và doanh nghiệp chè Việt Nam cần có những định hướng rõ ràng hơn, quan tâm đến việc xác lập các phân khúc của thị trường nhập khẩu cũng như các mặt hàng phù hợp với thói quen uống chè của người Ai Cập. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên doanh với các doanh nghiệp Ai Cập trong khâu chế biến và đóng gói nhằm hạ giá thành sản phẩm.

 

 

Bảng ….: Xuất khẩu chè của Việt Nam sang Ai Cập

Năm

2006

2007

2008

Xuất khẩu (nghìn USD)

35,2

27,6

336,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

 

8. Cao su thiên nhiên

Nhu cầu nhập khẩu:

 

Mỗi năm Ai Cập nhập khoảng 20.000 tấn chủ yếu từ Malaysia, Thái lan, Braxin, Indonesia, Ấn Độ…


Cao su Việt nam: 

 

Từ trước đên nay, cao su được xuất khẩu sang Ai Cập với khối lượng rất nhỏ, do điều kiện giá cả và nguồn cung ứng thất thường đã không giữ được khách hàng và phát triển kim ngạch. Tuy nhiên, kể từ khi Chính phủ có kế hoạch quy hoạch và phân bổ chỉ tiêu sản lượng nhằm phát triển ngành cao su Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chiến lược này cũng đã được các Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn. Thị trường Ai Cập với nhu cầu tương đối lớn được đánh giá là có triển vọng ở mức khá cho cao su Việt Nam.

 

           Bảng ….: Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ai Cập

Năm

2006

2007

2008

Xuất khẩu (nghìn USD)

-

409,1

686,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Các mặt hàng có khả năng tăng xuất khẩu khác:

 

+ Xe máy: Chính phủ Ai Cập đã ban hành chính sách loại bỏ dần các loại xe ô tô đã qua sử dụng từ 20 năm trở lên trong 3 năm tới. Ai Cập cũng là nước gắn liền với vấn nạn tắc đường. Do đó Ai Cập xem xét việc nhập khẩu xe máy là một giải pháp tốt và đã nhập khá nhiều xe Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng xe máy Trung Quốc không đạt yêu cầu và không an toàn nên Ai Cập đang cần nguồn xe máy nhập khẩu từ các nước khác.

 

+ Gạo là mặt hàng chưa xuất khẩu được vào Ai Cập nhưng có triển vọng. Trước đây, Ai Cập là nước xuât khẩu gạo, sắp tới sẽ trở thành nước nhập khẩu do chủ trương của Chính phủ Ai Cập không khuyến khích trồng nông sản tiêu thụ nhiều nước. Bên cạnh đó nhu cầu về gạo tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây, tình trạng thiếu hụt lương thực khiến nhu cầu gạo càng trở nên gay gắt. Ngoài việc nhập khẩu cho nhu cầu nội địa, các thương nhân Ai Cập còn nhập khẩu gạo để tái xuất cho các nước xung quanh.

 

+ Giày dép: Trung Quốc, Ý, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ là những nước chiếm thị phần lớn. Giày dép của Việt Nam chiếm thị phần nhỏ (2.2 %) trong tổng lượng nhập khẩu vào Ai Cập, hiện chủ yếu là hàng gia công cho các hãng nổi tiếng, có mặt tại thị trường qua kênh phân phối quốc tế của chính các hãng này.

 

+ Các mặt hàng nông lâm sản khác: Ai Cập là quốc gia có trên 81,7 triệu dân, GDP đầu người bình quân khoảng 1.500 USD nhưng phân hoá giàu nghèo cách biệt khá xa. Tầng lớp giàu có của Ai Cập sống tập trung ở 2 thành phố lớn là Cairô (20 triệu dân nhưng có 5 triệu ôtô) và Alexandri (10 triệu dân) sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu nông sản, thực phẩm theo thói quen chú trọng việc ăn uống (Ai Cập chỉ tự túc được 35% nhu cầu nông sản thực phẩm).


Và hơn hết doanh nghiệp 2 nước có thể gặp nhau ở cùng một điểm là Ai Cập đang cố gắng tìm kiếm một thị trường cung cấp nông sản dồi dào và an toàn thay thế thị trường nhập khẩu  truyền thống của họ là Trung Quốc do các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng tồi, sử dụng hoá chất độc hại,… Về phía Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã và đang tìm kiếm thị trường "chia lửa" cho các thị trường Mỹ, EU, Nhật... vốn đang khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sự gặp nhau này giữa hai phía sẽ giúp cho quan hệ buôn bán trở nên sôi động, thực chất và khả thi.


Đối với các mặt hàng nông sản như hạt điều, quế, hồi, rau quả, tinh bột sắn,... Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu và Ai Cập đều có nhu cầu nhập khẩu bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đất đai phần lớn hoang hoá, người nông dân chỉ canh tác được ven 2 bờ sông Nile.

 

 

 

Ngoài ra, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu có thể gia tăng kim ngạch có thể kể đến như: than đá, sắt thép nguyên liệu, tinh bột sắn, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm hoá chất, nguyên phụ liệu thuốc lá, sản phẩm gỗ….

 

* CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU SANG VIỆT NAM

 

Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập vào Việt Nam trong những năm qua không có sự ổn định, thị trường Việt Nam chưa nhận biết các mặt hàng này. Kim ngạch nhập khẩu tăng giảm với giá trị thấp cũng phần nào thể hiện điều đó. Mặt hàng chiếm tỷ trọng khá là mật củ cải đường, máy móc thiết bị, dụng cụ, sữa bột, nguyên phụ liệu dệt may. Mặt hàng mà Ai Cập đặt nhiều hi vọng là dược phẩm chưa có bước tiến nào đáng kể.

Ngoài Bảng tổng hợp các mặt hàng xuất khẩu của Ai Cập sang Việt Nam dưới đây, mặt hàng mà Việt Nam có thể quan tâm nhập khẩu từ thị trường Ai Cập còn có cotton, hoa quả, molasses,...

 

Việt Nam nhập khẩu từ Ai Cập năm 2008

 

Mặt hàng

 

Trị giá

Nguyên phụ liệu dệt may, da & giày

 

466,696

Sữa & sản phẩm sữa

 

524,580

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

 

737,105

Mảnh nhựa PET

 

54,444

Phụ tùng khác

 

28,682

Tân dược

 

92,749

Sản phẩm Bitum chống thấm

 

148,626

Mật củ cải đường

 

11,473,714

Vàng

 

277,680

Vàng nguyên liệu

 

293,160

Vải

 

82,557

Ô tô dưới 12 chỗ ngồi

 

21,900

Hàng hoá khác

 

1,023,875

Tổng cộng

 

15,225,769

 

  
tác giả Theo HBA 

Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) và Hội Doanh nhân người Việt Nam (ASSOEVI) tại Italia, ngày 17/09/2012.
Hình ảnh nổi bật