Hiệp Hội Doanh Nghiệp Thành Phố Hà Nội - Số 445 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội - Tel: (024)3.7674454 - 2.2122725 / Fax: (024)3.7674453 / E-mail: hba@hba.vn
Du lịch Việt Nam 2009 - 2010 năng động đổi mới và phát triển    2/23/2010 8:18:10 AM
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh thế giới, nhưng được sự hỗ trợ của Chính phủ và với nỗ lực của tất cả các cấp và đơn vị, nên ngành Du lịch Việt Nam 2009 đã ghi nhận nhiều động thái cho thấy ngày càng có sự chuyển biến tích cực, chủ động và linh hoạt về chính sách quản lý, điều hành, sự cải thiện về sản phẩm và chất lượng dịch vụ, cũng như sự ổn định kết quả hoạt động kinh doanh, với 2 điểm nhấn nổi bật:

1/. Những ấn tượng  ngành Du lịch trong năm 2009

     Năm 2009 khép lại với dòng chữ nổi bật: Năm của “Kích cầu đầu tư và tiêu dùng” chung trên phạm vi quốc gia và thế giới. Chính phủ nhiều nước đã thực hiện các gói giải pháp để ngăn chặn suy thoái kinh tế với tổng trị giá trên 10.000 tỉ USD, chiếm gần 20% GDP toàn cầu năm 2008; chỉ với riêng nước Mỹ đã có trên 200 ngân hàng lớn nhỏ bị phá sản…Trong bối đó, Việt Nam đã chủ động vượt qua khó khăn, sớm ngăn chặn được đà suy giảm, từng bước bảo đảm ổn định và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, năm 2009 cũng là năm ngành Du lịch Việt Nam có nhiều vất vả và đóng góp vào thành công chung của đất nước

      Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh thế giới, nhưng được  sự hỗ trợ của Chính phủ và với nỗ lực của tất cả các cấp và đơn vị, nên ngành  Du lịch Việt Nam 2009 đã ghi nhận nhiều động thái cho thấy ngày càng có sự chuyển biến tích cực, chủ động và linh hoạt về chính sách quản lý, điều hành, sự cải thiện về sản phẩm và chất lượng dịch vụ, cũng như  sự ổn định kết quả hoạt động kinh doanh, với 2 điểm nhấn nổi bật:

          Thứ nhất, tuy tổng lượt khách du lịch quốc tế giảm, song có dấu hiệu mới đáng ghi nhận là sự gia tăng cả lượng khách du lịch từ những thị trường tiềm năng lớn như Mỹ và cả từ khách du lịch nội địa, nhờ vậy thu nhập xã hội ở hầu hết các vùng trọng điểm du lịch đều có sự bình ổn và tăng trưởng, nhất là vào những tháng cuối năm có sự cải thiện đáng kể: So với cùng kỳ 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đã sụt giảm 18,7% (ước đạt 2,1 triệu lượt khách), với mức giảm từ 5-37% đối với hầu hết thị trường trọng điểm của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc;  Nhưng lượng khách du lịch nội địa lại tăng khoảng 13% (ước đạt 13,7 triệu lượt khách), doanh thu của ngành vẫn đạt hơn 32.000 tỷ đồng, tăng 8,7% . Bước sang tháng 9/2009, trong số 294.000  khách quốc tế đến Việt Nam, thì lượng khách du lịch Mỹ tăng mạnh, với 35.400 người Mỹ, tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng vị trí thứ hai là khách du lịch Trung Quốc với 37.200 người, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc giữ vị trí thứ ba với 30.100 người. Tính chung cả 9 tháng đầu năm, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn giảm tới 16% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt trên 2,7 triệu người. Trong tháng 11/2009, du lịch Việt Nam đã đón trên 387.870 lượt khách quốc tế, tăng hơn 70% so với tháng trước và tăng 38,6% so với tháng 11-2008. Khách quốc tế đến nước ta trong 11 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 3,4 triệu lượt người, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước...   

      Thứ hai, trong giai đoạn nhiều khó khăn như hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đã xác định đúng tầm quan trọng của đầu tư cơ sở hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch du lịch của địa phương, tăng cường xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch như là những nhiệm vụ trọng tâm để đón đầu sự phục hồi của ngành công nghiệp này trong tương lai, được dự đoán là “không xa”. Thực tế đã, đang và sẽ còn cho thấy những nỗ lực vượt bậc của các cơ quan quản lý, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành và những ngành kinh doanh có liên quan đến du lịch trong các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, liên kết chặt chẽ để tạo ra những sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như áp dụng nhiều hình thức và cấp độ ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn, để tăng cường  thu hút khách du lịch.
Đáng kể là tour trọn gói "Ấn tượng Việt Nam" tại các trọng điểm du lịch đã nhận được sự hưởng ứng của 90 doanh nghiệp lữ hành, 120 khách sạn và resort lớn, 3 hãng vận chuyển, 20 nhà hàng, trung tâm mua sắm lớn trên cả nước.
Tổng cục Du lịch cũng đã kiến nghị các bộ ngành giảm 50% thuế VAT và giãn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp du lịch, miễn lệ phí visa cho khách quốc tế vào Việt Nam theo chương trình "Ấn tượng Việt Nam", hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục việc đón khách Trung Quốc sử dụng giấy thông hành vào Việt Nam bằng đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, đề xuất cho phép các khách sạn từ 4 sao trở lên được phục vụ một số dịch vụ giải trí đến 2 giờ sáng.
Vietnam Airlines liên tục áp dụng giá vé máy bay khuyến mãi dành cho nhóm các doanh nghiệp du lịch tham gia giảm giá kích cầu

Nhiều hội chợ và lễ hội du lịch phong phú các loại đã được tổ chức trên nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, như Hội chợ quốc tế du lịch Việt Nam 2009 (10/2009) tại  TP. Hồ Chí Minh -Hội chợ quốc tế chuyên ngành về du lịch do Tổng cục Du lịch cùng với Sở VHTT&DL Tp.HCM, phối hợp với Công ty Triển lãm quốc tế IIR tổ chức. Hội chợ là đầu mối liên kết hơn 15.000 khách tham quan trong ngành cùng với các nhà hoạch định đầu tư đến từ các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á.
Đồng thời, nhiều hoạt động  hấp dẫn  khác cũng được khởi động và nở rộ, như
Festival cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai với chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của các quốc gia Đông Nam Á;  Hội nghị quốc tế về xu hướng đầu tư trong ngành du lịch; giao lưu, gặp gỡ hoa hậu trái đất năm 2008; Giải Golf  hữu nghị; Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao; Hội làng nghề Tiểu thủ công nghiệp; làng văn hoá ẩm thực; Lễ hội hoa  và triển lãm sinh vật cảnh …tất cả ngày càng được tổ chức thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao, trở thành những  sự  kiện văn hoá-du lịch có ý nghĩa không chỉ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mà còn tạo nên ấn tượng tốt với các bạn bè quốc tê…

Đặc biệt, còn phải kể đến các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới như một nét mới đột phá đúng đắn và đáng khích lệ của Du lịch Việt nam năm 2009, mà tiêu biểu là Hội thảo “Việt Nam - điểm đến được ưa thích” diễn ra ngày 14/12/2009, do Tổng cục Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức, nhằm giới thiệu những chính sách mới của nước ta về việc phát triển du lịch, chương trình khuyến mãi thu hút du khách và các chương trình lớn sẽ diễn ra trong năm 2010 như: Đại lễ 1000 năm Thăng Long,  Năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội, Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ngành du lịch Việt Nam… Dịp này, một chương trình biểu diễn văn hóa - nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam cũng được giới thiệu đến người dân Pháp. Du lịch Việt Nam còn tích cực tham gia Hội chợ Du lịch ASEAN-Nhật Bản, Hội chợ Top Resa tại Pháp, Roadshow Bắc Kinh-Thượng Hải-Quảng Châu; Đồng thời, thúc đẩy việc xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án đào tạo chuẩn hóa 1.000 hướng dẫn viên du lịch, 1.000 giám đốc khách sạn, chương trình quảng bá cho 1000 năm Thăng Long Hà Nội và Năm Du lịch quốc gia 2010…Các cơ quan chức năng cũng ký 4 hợp đồng quảng bá văn hóa-đất nước-con người Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế BBC World News.
Riêng nhiệm vụ đối phó với dịch cúm A/H1N1, Tổng cục đã tích cực chỉ đạo các cơ quan quản lý du lịch địa phương, công ty kinh doanh lữ hành và các khách sạn tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống cúm trong ngành, bảo đảm an toàn nơi làm việc, lưu trú của khách; cập thật thông tin đầy đủ thường xuyên cho khách hàng, tránh thông tin sai lệch gây hoang mang cho du khách, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của ngành Du lịch Việt Nam.

Tóm lại, tất cả những điều đó cho thấy đậm hơn và an tâm hơn về hình ảnh Du lịch Việt Nam năm 2009 đầy năng động, đoàn kết vượt qua các sức ép và thách thức, giữ ổn định để tiếp tục phát triển trong thời gian tới…

2/. Đại lễ kỷ niệm Thăng long-Hà Nội và định hướng phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010

 

Năm 2010 Du lịch Việt Nam sẽ có thể có thêm nhiều cơ hội mới thuận lợi hơn, gắn với sự phục hồi kinh tế chung và các sự kiện lớn trong nước và quốc tế; Từ kết quả và kinh nghiệm hoạt động năm 2009 cho thấy, trong năm 2010 hoạt động của Du lịch Việt Nam cần tiếp tục thực hiện thống nhất, đồng bộ và linh hoạt các chương trình, đề án và kế hoạch với các giải pháp đang và sẽ triển khai có hiệu quả  trên thực tế, chú ý cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; đặc biệt là phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù mới ở các vùng biển đảo, biên giới, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và du lịch sinh thái-văn hoá-nghỉ dưỡng…Bên cạnh đó, cần thúc đẩy những đột phá mới, căn bản hơn  về cơ chế, chính sách, và cơ sở hạ tầng du lịch tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, phát triển du lịch theo hướng vừa có tính chuyên nghiệp cao, vừa có tính xã hội hoá cao. Đồng thời đẩy mạnh và hiệu quả hơn các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch bền vững, lâu dài và bài bản. Những đối tác mà ngành cần hướng tới là những thị trường có khả năng phục hồi nhanh, như Trung Quốc, Đông Bắc Á, khu vực ASEAN và tiếp tục xúc tiến tại các thị trường Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ...

Những hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp, địa phương và loại hình du lịch sẽ được cụ thể hoá và linh hoạt theo thị trường, song cần được liên kết trong sự cạnh tranh  lành mạnh và hợp tác, gắn kết nhằm khai thác hiệu quả chung và phát triển bền vững các tiềm năng và cơ hội du lịch trong và ngoài nước… 

Lịch sử ngàn năm của Thăng Long –Hà Nội là tiêu biểu cho lịch sử văn hiến của đất nước Việt Nam.  Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế  ngày 21-11-1009, sáng lập vương triều Lý kéo dài 200 năm, quyết định lịch sử dời đô ra thành Đại La của ông  đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn minh Đại Việt, mà Thăng Long - Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học của cả nước, là nơi hội tụ, kết tinh, thăng hoa và tỏa sáng tâm hồn, trí tuệ dân tộc...Sau khi mở rộng địa giới hành chính  từ 8/2008, Thành phố Hà Nội  là thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 7 tỉnh và thành phố (phía Bắc giáp tỉnh Thái  Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp các tỉnh Hoà Bình và Hà Nam) , với 29 đơn vị hành chính (gồm 10 quận, 1thị xã và 18 huyện), tổng diện tích là 3.346,3 km2, dân số 6,35 triệu người. Hà Nội chiếm khoảng 10% GDP, 8% về số cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, 18% về số lao động, trên 85% cơ sở nghiên cứu khoa học, 65% số thạc sỹ và tiến sỹ của cả nước. Hà Nội còn chiếm khoảng 45% về số lượng trong tổng số gần  2800 làng nghề  và có mặt 47 nhóm nghề trong tổng số 52 nhóm nghề của cả nước. Hµng n¨m, ­íc tÝnh c¸c giao dÞch tµi chÝnh trªn ®Þa bµn Hµ Néi chiÕm kho¶ng 65- 80% tæng giao dÞch tµi chÝnh cña khu vùc phÝa B¾c vµ trªn 50% tæng giao dÞch tµi chÝnh cña c¶ n­íc. Hµ Néi ®ang từng bước phát triển nhanh hơn, đồng bộ hơn hÖ thèng c¬ së h¹ tÇng kü thuËt vµ h¹ tÇng x· héi ®« thÞ, hÖ thèng th«ng tin vµ khoa häc c«ng nghÖ, tr×nh ®é d©n trÝ vµ thu nhËp d©n c­ cao. Hµ Néi có quan hệ hợp tác hữu nghị với trên 50 thủ đô và thành phố lớn trên thế giới, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang 187 quèc gia vµ vïng l·nh thæ. Hµng tr¨m tê b¸o vµ t¹p chÝ, hµng ngh×n ®Çu s¸ch míi cña gÇn 40 nhµ xuÊt b¶n trung ­¬ng ph¸t hµnh kh¾p c¶ n­íc, ra c¶ n­íc ngoµi, lµm phong phó ®êi sèng v¨n ho¸ cña nh©n d©n vµ giíi thiÖu h×nh ¶nh ViÖt Nam víi b¹n bÌ thÕ giíi.  

 Lµ Thñ ®« l©u ®êi, Hµ Néi cã hµng ngµn di tÝch vµ c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ vËt thÓ vµ phi vËt thÓ phong phó, trong đó nhiều di sản có lịch sử hàng trăm, hàng ngàn năm và được xếp hạng quốc gia. Hà Nội có địa hình tự nhiên phong phú với nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng, như  rừng Quốc gia Ba Vì, Núi Tản Viên, Chùa Hương, Hồ Tây…đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu du lịch-nghỉ dưỡng sinh thái đa sở hữu, có quy mô lớn, tầm vóc quốc gia và khu vực. Mỗi ngày Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón hàng nghìn lượt khách tham quan, trong đó có 82 bia đá tiến sĩ  triều Lê - Mạc (1442-1779)  đã được hoàn thiện và gửi tới chương trình "Ký ức thế giới" của UNESCO. Nếu được công nhận thì đó sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa mừng Thủ đô tròn nghìn năm tuổi. §©y chÝnh lµ nh÷ng tµi s¶n v« gi¸ t¹o nÒn t¶ng cho sự thăng hoa rực rỡ hơn, vượt trội hơn, không chỉ góp phần khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, mà còn tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh hơn, toàn diện và hiệu quả hơn của của vùng đất Thăng Long- Hà Nội ngàn năm văn hiến nói chung, của du lịch Việt Nam nói riêng.

        Hiện nay công tác chẩn bị và quảng bá Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã và đang được triển khai tích cực trên mọi cấp độ và lĩnh vực có liên quan, biến thành  nhận thức, hành động  thiết thực của đông đảo các tầng lớp nhân dân và  các cấp, ngành trên địa bàn Thủ đô, cũng như trong cả nước…

        Đặc biệt, giữa tháng 12/2009, UBND thành phố đã phê duyệt chương trình Năm Du lịch quốc gia (DLQG) 2010 tại Hà Nội. Theo đó, một số hoạt động của Năm DLQG 2010 sẽ được lồng ghép với các chương trình Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như: lễ hội Phố Hoa; triển lãm "Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại"; liên hoan thả diều 3 miền; tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội; triển lãm VietHotel; tổ chức "tua" du lịch quốc tế leo núi cắm cờ "Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi" trên đỉnh Fanxipăng... Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ phối hợp với 10 địa phương tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2010 là Lâm Đồng, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định và TP Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Năm DLQG 2010 và Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Festival Hoa Đà Lạt 2010; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; Festival Văn hóa - Du lịch Bắc Ninh; lễ hội Đức Thánh Trần; lễ hội Cố đô Hoa Lư; lễ hội Lam Kinh; lễ hội Làng Sen; Festival Huế 2010; lễ hội "Tự hào Thăng Long - Hà Nội 1000 năm"...

        Du lịch Việt Nam cần chủ động và tích cực tham gia sớm, trực tiếp và toàn diện vào Đại lễ này thông qua những hành động thiết thực có ý nghĩa trước mắt và lâu dài, như: tăng cường cơ sở vật chất và nhân lực, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu du lịch và mở rộng tuyên truyền về các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các địa danh,  đường phố, các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong đó có nhiều công trình văn hóa –xã hội phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch, như Thư viện Hà Nội, tượng đài Vua Lê Thái Tổ, Bảo tàng Hà Nội, tượng đài Thánh Dóng, công viên Hòa Bình, một số rạp hát,  Con đường gốm sứ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Khu di tích Thành cổ và phố cổ Hà Nội, Khu di tích Thành Cổ Loa…Du lịch Việt Nam cần mang Hà Nội đến với các địa phương và thế giới, cũng như ngược lại, thông qua sự đa dạng hoá các sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng cao của mình.

      Có thể nói Du lịch Hà Nội nói riêng, Du lịch Việt Nam nói chung đang đứng trước những trách nhiệm và cơ hội to lớn chưa từng có với tư cách là những  người trực tiếp và phối hợp triển khai và thụ hưởng  kết quả  các nội dung hoạt động gắn  với Đại lễ ngàn năm có một của cả nước nói trên…/.

 

 

  
tác giả TS.Nguyễn Minh Phong/Trưởng phòng nghiên cứu Kinh tế - Viện nghiên cứu kinh tế-xã hội Hà Nội 

Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) và Hội Doanh nhân người Việt Nam (ASSOEVI) tại Italia, ngày 17/09/2012.
Hình ảnh nổi bật